Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về rụng trứng

Hiểu rõ cơ chế của quá trình rụng trứng sẽ giúp tránh thai cũng như các bệnh liên quan đến sản phụ khoa.

1. Sự rụng trứng là gì?

Quá trình giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng được gọi là sự rụng trứng và đó cũng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì sẽ bị tiêu hủy và bong ra cùng với lớp niêm mạc của tử cung.

Hiểu rõ cơ chế của quá trình rụng trứng sẽ giúp tránh thai cũng như các bệnh liên quan đến sản phụ khoa.

2. Khi nào xảy ra rụng trứng?

Rụng trứng thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có chu kì 28 ngày, vì vậy thời gian chính  xác trứng rụng  sẽ thay đổi.

Nói chung, khi lấy ngày giữa chu kỳ kinh làm mốc thì rụng trứng xảy ra trong khoảng thời gian từ bốn ngày trước đến bốn ngày sau của chu kỳ.

3. Rụng trứng kéo dài trong bao lâu?

Quá trình rụng trứng bắt đầu bằng việc giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH), thường trong khoảng ngày thứ 6 và 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Hormone này giúp trứng trưởng thành chuẩn bị để giải phóng sau này.

Khi trứng đã trưởng thành, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn hormon luteinizing (LH), kích thích sự phóng noãn. Rụng trứng có thể xảy ra trong 28 đến 36 giờ sau khi tăng LH.

4. Những dấu hiệu của rụng trứng?

Sự rụng trứng sắp xảy ra có thể làm tăng tiết dịch âm đạo. Loại dịch này thường trong và đàn hồi, thậm chí có thể giống như lòng trắng trứng sống. Sau khi rụng trứng, dịch tiết có thể giảm dần về số lượng và  dịch cũng đặc hơn.

Sự rụng trứng cũng có thể gây ra:

  • Chảy máu âm đạo ít hoặc có những đốm máu trên đồ lót
  • Đau ngực
  • Tăng ham muốn tình dục
  • Đau bụng khu vực buồng trứng đặc

Tuy nhiên, không phải ai cũng có những dấu hiện trên.

5. Rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt mới đánh dấu vào ngày có máu ra. Đây là giai đoạn bắt đầu của giai đoạn nang trứng, thời điểm mà trứng chín và trứng trưởng thành sẽ được giải phóng ra sau đó xung quanh ngày thứ 14.

Sau khi rụng trứng đến giai đoạn hoàng thể. Nếu trứng được thụ tinh trong giai đoạn này, kích thích tố sẽ giữ cho lớp biểu bì lót không bị bong tróc còn  nếu không, máu kinh sẽ bắt đầu chảy vào khoảng ngày 28 của chu kỳ đánh dấu bắt đầu chu kỳ mới.

6. Có thể rụng nhiều trứng trong 1 chu kỳ không?

Có thể chứ. Một số người có thể rụng trứng nhiều lần trong một chu kỳ.

Một số người thậm chí có thể có khả năng rụng trứng hai hoặc ba lần trong một chu kỳ kinh nguyệt và nếu được thụ tinh thì người mẹ sẽ mang thai đôi hoặc thậm chí thai ba.

7. Chỉ có thể thụ tinh khi rụng trứng?

Không đâu. Trứng chỉ có thể được thụ tinh trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi rụng, trong khi, tinh trùng có thể sống trong đường sinh sản trong điều kiện lý tưởng lên đến 5 ngày. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục tron g những ngày này, thì có thể có thai.

8. "cửa sổ thụ thai" là gì?

Sáu ngày  xung quanh ngày rụng trứng gọi là "cửa sổ thụ thai”. Và xin nhắc lại một lần nữa, đây là khoảng thời gian khi quan hệ tình dục có thể dẫn đến mang thai.

Tinh trùng có thể chờ đợi trong vài ngày trong các ống dẫn trứng sau khi quan hệ tình dục,  để sẵn sàng thụ tinh với trứng được giải phóng. Sau 24h tồn tại ở vòi trứng, nếu không được thụ tinh trứng sẽ bị phá hủy và đó cũng chính là kết thúc giai đoạn của sổ thụ thai.

9. Có thể theo dõi sự rụng trứng của bạn?

Mặc dù những cách chính xác nhất để xác định trứng rụng  là siêu âm hoặc xét nghiệm nội tiết tố trong máu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để theo dõi sự rụng trứng kém chính xác hơn một chút.

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản (BBT). Điều này liên quan đến việc đo nhiệt độ bằng nhiệt kế mỗi buổi sáng trong suốt chu kỳ  kinh nguyệt để ghi lại những thay đổi. Khi thấy nhiệt độ tăng lên so với đường bnhf thường trong khoảng 3 ngày nghĩa là những ngày đó trứng đang rụng.

Bộ kit dự đoán rụng trứng (OPK). Gồm có một thuốc không cần kê đơn giúp phát hiện sự hiện diện của LH trong nước tiểu. Sự rụng trứng có thể xảy ra trong vòng vài ngày sau khi vạch đổi màu đậm hoặc đậm hơn hơn so với ngày thường.

10. Phương pháp nào tốt nhất?

Thật khó để nói phương pháp nào thực sự hoạt động tốt hơn phương pháp khác.

Biểu đồ BBT có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, như đang mắc bệnh hoặc uống rượu. Trong một nghiên cứu, người ta thấy phương pháp này chỉ đúng với 17 trong số 77 người.

Dụng cụ theo dõi rụng trứng lại nâng cao khả năng thụ thai chỉ trong 1 tháng sử dụng. Nhưng những dụng cụ này có thể không có tác dụng với tất cả mọi nguời.

11. Nên quan hệ tình dục ở mức độ nào nếu bạn đang cố gắng có thai?

Bạn chỉ nên quan hệ trong khoảng thời gian cửa sổ để có cơ hội mang thai tăng lên. Thời gian tốt nhất để tăng thụ thai là 2 ngày trước rụng trứng và ngày rụng trứng.

12. Điều gì xảy ra nếu trứng được thụ tinh?

Nếu trứng được thụ tinh, nó bắt đầu quá trình phân chia thành 2 tế bào sau đó là bốn, và tiếp tục, cho đến khi trở thành 100 tế bào phôi. Phôi bào sẽ làm tổ thành công vào tử cung và đó là lúc bạn xác định là mag thai.

Một khi được bám chắc, hormone estrogen và progesterone giúp nội mạc tử cung dày lên. Những hormone này cũng gửi tín hiệu đến não bộ để không làm ảnh hưởng đến lớp nội mạc này để phôi thai có thể tiếp tục phát triển.

13. Chuyện gì xảy ra nếu trứng không được thụ tinh?

Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị tiêu biến. Hormoen sẽ làm bong lớp nội mạc tử cung và gây chảy máu trong vòng 2-7 ngày.

14. Điều gì xảy ra nếu bạn không rụng trứng thường xuyên?

Nếu theo dõi sự rụng trứng 1-2 tháng, bạn có thể thấy rằng bạn có thể không rụng trứng thường xuyên hoặc trong một số trường hợp không rụng trứng. Đó là  lí do nên đi khám bác sĩ.

Mặc dù những vấn đề như căng thẳng hoặc chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến ngày rụng trứng qua các tháng, cũng có những vấn đề y tế như hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc vô kinh, có thể khiến rụng trứng bất thường hoặc không rụng trứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc gì có thể trì hoãn kinh nguyệt?

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm