Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy hiểm bệnh Rubella khi mang thai

Theo thống kê, nếu người mẹ bị nhiễm virus Rubella trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai thì có tới 90% thai nhi bị ảnh hưởng như thai chết lưu, sẩy thai tự nhiên. Trẻ sinh ra sẽ mắc các dị tật như còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhãn cầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ và điếc.

Những biến chứng khôn lường

Người mắc bệnh Rubella thường có các triệu trứng như sốt nhẹ, đau đầu, nghẹt mũi, viêm mũi xuất tiết, viêm kết mạc mắt nhẹ và xuất hiện những nốt nhỏ hay mảng ban màu hồng mịn. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 2-3 ngày. Sau đó, các nốt phát ban lan ra toàn thân rất nhanh. Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, ngại ăn, ở những phụ nữ trẻ thường đau nhức các khớp xương. Đặc điểm lâm sàng nổi bật của bệnh này là sưng hạch bạch huyết sau tai, vùng chẩm, cơ ức đòn chũm. Virus Rubella có trong chất tiết mũi họng của người bệnh. Vì thế, người mắc bệnh rất dễ lây truyền cho những người xung quanh. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh qua các vật dụng như ca, cốc uống nước, bát đĩa ăn, khăn lau...

Tiêm chủng là cách phòng bệnh Rubella an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Thời gian bệnh lây nhiễm cho những người tiếp xúc với bệnh nhân là từ khoảng 1 tuần trước khi bệnh nhân bị phát ban và 8 ngày sau khi phát ban. Những trẻ mắc chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải virus ở cổ họng trong nhiều tháng sau khi sinh. Điều đáng lưu ý là thời kỳ ủ bệnh Rubella từ 14-21 ngày, trung bình khoảng 10 ngày nhưng không có biểu hiện lâm sàng nên khó chẩn đoán bệnh. Đây cũng là thời gian người mắc bệnh truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, bệnh Rubella rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, khu công nghiệp, nhà trọ...

Phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh Rubella có thể gây các hội chứng Rubella bẩm sinh ở bào thai và trẻ sơ sinh như: thai chết lưu, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bại não, mù mắt do đục thủy tinh thể bẩm sinh, nhiễm trùng tai gây điếc, gây dị dạng xương, chậm phát triển trí tuệ, tổn thương phổi... Còn nếu người mẹ mắc bệnh ở tuần thai thứ 16, các biến chứng giảm nhiều, chỉ còn khoảng 10-20% thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Thai phụ mang thai dưới 18 tuần mà tiếp xúc với người mới mắc bệnh rất dễ bị lây. Nếu mắc bệnh khi mang thai dưới 12 tuần, bắt buộc phải bỏ. Trong vòng 12-18 tuần, các bà mẹ sẽ được tư vấn bỏ hay giữ theo tuổi thai và tần suất xuất hiện của bệnh. Nếu thai đã quá 18 tuần thì cần theo dõi tránh nhiễm khuẩn thai nhi.

Nguy hiểm nhưng dễ phòng

Cách phòng bệnh Rubella chắc chắn, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Theo lịch tiêm chủng của ngành y tế, trẻ em tiêm mũi thứ nhất khi được 12 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm 1 liều duy nhất. Tuy nhiên, phụ nữ nên đi tiêm vắc-xin trước 3 tháng khi có ý định mang thai.

Nếu người mẹ thực hiện tốt việc tiêm chủng, trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ truyền sang (miễn dịch thụ động) sẽ được bảo vệ khoảng 6-9 tháng sau khi sinh và 95% số người được tiêm vắc-xin tạo ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm, thậm chí cả đời.

Cần lưu ý, phụ nữ đã mang thai và thời gian trước khi mang thai 3 tháng không được tiêm vắc-xin này vì sẽ gây tác hại với sự phát triển của phôi thai.

Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân có sốt, phát ban và trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh; đặc biệt có thai trong những tháng đầu nếu bị sốt, phát ban nên đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán, tư vấn kịp thời. Tiêm vắc-xin Rubella là biện pháp hiệu quả nhất để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh.

Những người bị bệnh Rubella cần được cách ly, quản lý, tránh tiếp xúc và tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Nên để người bệnh ở trong phòng riêng có cửa sổ thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời và sử dụng riêng các dụng cụ cá nhân: khăn mặt, cốc chén, chăn gối... để tránh lây truyền bệnh cho cộng đồng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhiễm Rubella khi mang thai

BS. Nguyễn Hồng - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm