Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ ung thư từ thực phẩm là cao hay thấp?

Nguy cơ ung thư từ thực phẩm cao hay thấp? Chế độ dinh dưỡng hay những chất phụ gia thực phẩm mới là nguyên nhân chính gây ra ung thư? Nguy cơ gây ung thư là gì?

Phân bậc nguyên nhân gây ra ung thư.

Theo suy luận một cách logic để nhận biết được khả năng kiểm soát ung thư thì chúng ta cần biết được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thường gặp và sau đó xem mức độ khó hay dễ để loại bỏ hoặc điều chỉnh chúng theo nhiều phương pháp khác nhau hướng đến mục tiêu giảm khả năng bị ung thư. Tuy nhiên câu chuyện nhiều khi không dễ dàng vì chúng ta chưa có những hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân, hoặc chưa hiểu rõ nguyên nhân đó mạnh hay yếu, có dễ dàng thay đổi được không, khả năng để một người bị ung thư do tác nhân đó khó hay dễ…

Hiểu biết về nguyên nhân gây ra ung thư cung cấp cho chúng ta một cách nhìn cơ bản về sự phòng ngừa của ung thư. Nếu là một nguyên nhân đã biết đến sẽ dễ dàng hơn để biết liệu tác nhân đó có thể (ví dụ hút thuốc lá) hay không thể (tia phóng xa ion hóa trong khí quyển) tránh khỏi. Đa phần các nguyên nhân chính, phơi nhiễm ở mức độ 0 ít nhất cũng có khả năng gây ra ung thư theo lý thuyết. Những nguyên nhân đó bao gồm: hút thuốc lá,  đồ uống có cồn, khói từ hoạt động nấu ăn trong nhà, các nguyên nhân nhiễm khuẩn có khả năng gây ung thư.

Theo số liệu từ “Gánh nặng bệnh tật yếu tố nguy cơ toàn cầu

Các nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong do ung thư được phân loại theo loại ung thư ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình:

 Nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư của mọi loại ung thư:

  • Đứng hàng đầu là hút thuốc lá,
  • Tiếp theo là những nhiễm trùng gây ra ung thư như viêm gan B, viêm gan C, HPV, Hpylori
  • Tiếp theo là uống rượu nhiều, ít sử dụng rau xanh và hoa quả, ít hoạt động thể lực, thừa cân/béo phì, ô nhiễm không khí và hít khói do hoạt động nấu ăn hoặc hoạt động sinh nhiệt trong nhà.

Báo cáo Ung thư Thế giới năm 2003 của IARC (Stewart và Kleihues, 2003) nêu rõ: “Có thể lên đến 30% các trường hợp ung thư ở người liên quan đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng,” sử dụng một định nghĩa khá rộng về chế độ ăn uống và dinh dưỡng. Chế độ ăn hay dinh dưỡng xếp hàng nguyên nhân thứ 3 trong số các nguyên nhân gây ra ung thư. Những yếu tố nguy cơ hàng đầu về dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra ung thư tập trung vào chủ yếu việc ít tiêu thụ rau xanh và hoa quả. Ngoài những ảnh hưởng của việc tiêu thụ trái cây và rau quả và trọng lượng cơ thể, muối và thực phẩm bảo quản bằng muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư vòm họng (ở các nước LMCs quan trọng hơn ở các nước có thu nhập cao); tiêu thụ nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng;

Hiểu đúng về nguy cơ gây ra ung thư của một tác nhân

Theo Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ và Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư, các nguyên nhân gây ra ung thư được phân thành 4 nhóm, riêng nhóm 2 được phân thành 2A và 2B. Theo đó:

- Nhóm 1 là nhóm gây ra ung thư và có bằng chứng chắc chắn. Có thể kể đến như là acetaldehyde (do tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn), amiăng, benzene,…

 - Nhóm 2A có khả năng gây ra ung thư cho con người, có bằng chứng mạnh nhưng hiện tại chưa được khẳng định chắc chắn. Có thể kể đến như Acrylamide, Diethyl sulfate, Dibenzo[a,l]pyrene

- Nhóm 2B có thể gây ra ung thư, có một vài bằng chứng cho thấy, nhưng vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn;

- Nhóm 3 không thể phân loại được khả năng gây ung thư trên người, hiện tại không có bằng chứng cho thấy là nguyên nhân.

- Nhóm 4 Có thể không gây ra ung thư, có bằng chứng rõ ràng không gây ra ung thư trên người.

Bên cạnh việc phân loại trên, người ta còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác để đánh giá một tác nhân có khả năng gây ra ung thư cao ở con người hay không. Có thể kể đến như cách phơi nhiễm với tác nhân (tiếp xúc qua da, qua niêm mạc, qua đường thở hay đường ăn uống). Ví dụ, ethylene oxide có thể là tác nhân tăng thêm nguy cơ gây ung thư, nhưng chủ yếu qua phơi nhiễm hóa chất nghề nghiệp ở đường thở là chính, còn ghi nhận qua đường ăn uống chưa rõ ràng. Nồng độ khi phơi nhiễm và thời gian phơi nhiễm trong bao lâu cũng là một yếu tố quan trọng khác.  Ví dụ, một người hút trung bình 20 điếu thuốc lá trong vòng 5 năm sẽ có khả năng bị ung thư phổi thấp hơn người hút trung bình 10 điếu thuốc trong 15 năm.

Phụ gia thực phẩm liệu có thể là nguy cơ gây ra ung thư hay không?

Phụ gia thực phẩm là những chất được thêm vào thực phẩm để thực hiện một loạt các chức năng cụ thể. Chất phụ gia có thể được phân loại là tự nhiên, giống bản chất hoặc nhân tạo.

Phụ gia thực phẩm giúp duy trì thành phần dinh dưỡng và giữ độ an toàn cho thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng và bảo quản của thực phẩm, cải thiện thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, hỗ trợ chế biến và sản xuất thực phẩm.

Tất cả các chất phụ gia đều được đánh giá kỹ lưỡng về độ an toàn trước khi được phép sử dụng và sau đó chúng chỉ được phép sử dụng và với hàm lượng nhất định. Mức hàm lượng được cho là giới hạn an toàn này dựa trên lượng tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI) do Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) tính toán từ kết quả của các thử nghiệm an toàn.

ADI đại diện cho một lượng có thể được tiêu thụ hàng ngày trong suốt cuộc đời mà không có nguy cơ sức khỏe đáng kể. Các chất phụ gia đã được phê duyệt được đánh số và kết hợp với chữ E. Chữ E cho thấy chất phụ gia đã được chấp nhận là an toàn để sử dụng trong Liên minh Châu Âu. Sau khi một chất phụ gia đã được phê duyệt, việc kiểm tra lặp lại thường xuyên vẫn được tiến hành để đảm bảo sự an toàn. Qui định về nhãn thực phẩm cũng bao gồm việc cung cấp thông tin về hầu hết các chất phụ gia có trong danh sách thành phần. Nguy cơ từ phụ gia thực phẩm hay được nhấn mạnh để tạo sự thu hút cho cộng động, nhưng trên thực tế nguy cơ của nó được đánh giá là thấp hơn rất nhiều so với các nguy cơ từ hút thuốc, ô nhiễm môi trường, uống rượu quá nhiều, vật liệu xây dựng có chứa amiang, khói ... Sử dụng phụ gia thực phẩm theo qui chuẩn quốc tế và Việt Nam với hàm lượng cho phép là an toàn đối với sức khoẻ.

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm nào có thể chứa Ethylene oxide?

Tài liệu tham khảo

Cancer Control Opportunities in Low- and Middle-Income Countries. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK54025/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/phu-gia-thuc-pham-nhung-dieu-can-biet/

https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/general-info/known-and-probable-human-carcinogens.html

https://ec.europa.eu/health/scientific_committees/opinions_layman/en/electromagnetic-fields/glossary/ghi/iarc-classification.htm

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm