Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể phát triển âm thầm mà không biểu hiện triệu chứng. Vì vậy nếu bạn nghĩ mình có thể mắc những bệnh này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp y tế, phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao.

Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Theo Cơ quan về sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, hàng năm có thêm 19 triệu người nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ở Mỹ. Theo Hiệp hội Sức khỏe tình dục Mỹ, có một nửa trong số những người ở độ tuổi hoạt động tình dục gặp phải STDs trong cuộc đời của họ. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Vô sinh
  • Ung thư
  • Mù lòa
  • Tổn thương các cơ quan khác

Thật không may, nhiều người không được điều trị kịp thời các bệnh STDs. Điều này một phần là do các bệnh STDs bị kỳ thị cao. Và nguyên nhân nữa là do nhiều loại STDs không có triệu chứng hoặc triệu chứng ít đặc hiệu. Khi bạn không biết mình bị nhiễm, bạn sẽ không điều trị.

Cách chính xác nhất để xác định mình có bị STDs hay không là đi khám chuyên khoa và làm các xét nghiệm đặc hiệu. 

Những ai nên xét nghiệm các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục?

Các xét nghiệm STDs là một ý tưởng tốt cho bất cứ ai đã hoặc đang hoạt động tình dục. Và ý tưởng xét nghiệm lại đặc biệt tốt nếu:

  • Bạn cần xét nghiệm để bắt đầu một mối quan hệ mới
  • Bạn và bạn tình của bạn đang suy nghĩ về việc không sử dụng bao cao su
  • Bạn tình của bạn đã lừa dối bạn
  • Bạn có nhiều bạn tình
  • Bạn có triệu chứng nghi ngờ bạn có thể mắc một STDs

Nếu bạn đang có một mối quan hệ đôi bên lâu dài, chung thủy một vợ một chồng, và cả hai bạn đã được xét nghiệm trước hôn nhân, bạn có thể không cần xét nghiệm STDs thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng không kiểm tra trước hôn nhân. Có thể là một hoặc cả hai bạn đã mắc một STDs và không được chẩn đoán trong nhiều năm.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên được xét nghiệm là gì?

Có nhiều STDs khác nhau cần được xét nghiệm. Hãy thảo luận với bác sỹ một cách trung thực về lịch sử tình dục của mình để có những lời khuyên đúng đắn nhất.

Những bệnh phổ biến thường được xét nghiệm bao gồm:
  • Chlamydia
  • Lậu
  • HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người)
  • Viêm gan B
  • Giang mai
  • Trichomonas

Bạn cũng có thể làm xét nghiệm Herpes khi bạn có tiền sử phơi nhiễm hoặc bạn yêu cầu được kiểm tra.

Yêu cầu xét nghiệm

Đừng cho rằng bạn đang được tự động kiểm tra tất cả STDs trong những lần khám sức khỏe định kì hàng năm. Nhiều bác sỹ không thường xuyên kiểm tra STDs cho các bệnh nhân của họ. Bạn cần phải hỏi bác sĩ của bạn để được kiểm tra STD, xét nghiệm nào nên được làm và lí do tại sao.

Chăm sóc sức khỏe tình dục của bạn là không có gì phải xấu hổ. Nếu bạn quan tâm đến một bệnh nhiễm trùng đặc biệt, hãy yêu cầu được kiểm tra. Bạn càng thành thực thì càng nhận được những điều trị tốt. Các bác sỹ không thể giúp bạn mà không biết toàn bộ câu chuyện.

Bạn có thể được xét nghiệm STDs tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa. Một số cơ sở y tế cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho một số STDs. Tuy nhiên, tốt nhát là bạn nên bệnh viện chuyên khoa để được khám và xét nghiệm chính xác nhất.

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm STDs

Điều quan trong là bạn cần thông tin cho bác sỹ các yếu tố nguy cơ của bạn. Đặc biệt bạn nên kể với bác sỹ nếu bạn hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Không phải tất cả các bệnh STDs qua đường hậu môn có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm tiêu chuẩn. Bác sĩ có thể chỉ định một Pap smear (phiến đồ) hậu môn để tầm soát ung thư trực tràng.

Bạn cũng nên nói với bác sỹ về:

  • Phương pháp bảo vệ mà bạn sử dụng khi quan hệ qua đường âm đạo, miệng và hậu môn
  • Các thuốc bạn đang uống
  • Phơi nhiễm hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với STDs
  • Bạn hoặc bạn tình của bạn có nhiều bạn tình khác

Xét nghiệm máu và nước tiểu kiểm tra STDs

Nhiều người lo lắng các xét nghiệm kiểm tra STDs sẽ xấu hổ và khó chịu. Rất may mắn là hầu hết các xét nghiệm sử dụng mẫu máu và nước tiểu.

STDs có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu và nước tiểu bao gồm:
  • Chlamydia
  • Lậu
  • Giang mai
  • Viêm gan
  • Herpes
  • HIV

Ở một vài trường hợp, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể không chính xác so với các bệnh phẩm khác. Cũng có thể mất 1 tháng hoặc lâu hơn kể từ khi bị nhiễm trùng để các xét nghiệm máu có thể phát hiện được.

Những xét nghiệm khác

Thăm khám lâm sàng

Một số bệnh STDs như Herpes và mụn cóc sinh dục, thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm khác. Qua thăm khám có thể phát hiện được các vết lở, mục cóc và các dấu hiệu khác. Sau đó bác sỹ có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ bất kỳ khu vực nào có vấn đề để hỗ trợ chẩn đoán.

Điều quan trọng là hãy thông báo cho bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục của bạn. Đồng thời cũng nên thông báo cho bác sỹ nếu bạn có những thay đổi bất thường như đau, chảy máu... khi quan hệ tình dục.

Bệnh phẩm

Nhiều khi bác sỹ phải sử dụng bệnh phẩm âm đạo, cổ tử cung, hoặc bệnh phẩm niệu đạo để kiểm tra STDs. Bệnh phẩm âm đạo có thể lấy khi khám phụ khoa. Bệnh phẩm niệu đạo được lấy bằng lấy bông quết ở đầu dương vật. Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, phương pháp ngoáy hậu môn có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của sinh vật gây bệnh trong trực tràng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tự lấy bệnh phẩm của họ và khi đó bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ cần làm những gì để lấy mẫu bệnh phẩm.

Đừng để sự bối rối ngăn chặn bạn nhận được các xét nghiệm STDs. Hãy nói chuyện với bác sỹ để được tư vấn khoa học và nhận được các xét nghiệm phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục ở nữ

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm