Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bị loạn dưỡng móng cần bổ sung chất gì?

Loạn dưỡng móng khiến cho các móng tay, móng chân bị dày lên, sần sùi, khô ráp. Màu của móng trở nên vàng xỉn hoặc thâm đen. Chúng ta có thể bổ sung dinh dưỡng để giúp móng tay và móng chân được cải thiện. Vậy người bị loạn dưỡng móng cần bổ sung chất gì?

1. Biotin

Biotin là vitamin B hỗn hợp, nó còn được gọi là vitamin B7, coenzyme R và vitamin H.

Biotin giúp tế bào khỏe mạnh phát triển và hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein. Nó sẽ tạo ra acid amino thiết yếu cho móng tay.

Thực phẩm giàu biotin có thể giúp móng tay giòn bền vững hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện ở 35 người bị giòn móng tay cho thấy 2.5 mg biotin có thể cải thiện triệu chứng của nhóm người tham gia cuộc thử nghiệm trong một ngày từ 6 tuần đến 7 tháng.

Chất biotin thường có trong gan động vật chất này cũng có trong lồng đỏ trứng, sản phẩm từ sữa, men, cá hồi, bơ, khoai lang, hạt và súp lơ xanh.

2. Các loại vitamin B khác

Các dạng vitamin B khác cũng giúp móng tay chúng ta khỏe mạnh.

Vitamin B12 giúp hấp thụ sắt nhiều cũng như hỗ trợ sản sinh hồng cầu. Sắt và vitamin B12 điều giúp móng tay và móng chân khỏe mạnh.

Vitamin B12 được tìm thấy ở thịt, cá, trứng và sữa. Mặt khác, nó cũng có ở rau xanh, trái cây hạt, đậu, hạt, và bơ.

3. Sắt

Sắt chứa nhiều tế bào hồng cầu, hồng cầu giúp oxy đi thông qua dạ dày và các tế bào khác trong cơ thể (bao gồm móng tay móng chân).

Không có sắt, oxy sẽ không đi đến tế bào một cách đầy đủ.

Bổ sung sắt cho cơ thể sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Nam cần uống 8 mg sắt một ngày, phụ nữ từ 19 đến 50 cần uống 18 mg sắt. Đối với phụ nữ 50 tuổi hay bị hậu mãn kinh chỉ cần 8 mg sắt mỗi ngày.

Cơ thể chúng ta hấp thụ sắt từ thịt bò, thịt gà, cá và trứng nhiều hơn từ rau xanh, đậu, hạt và các loại thực phẩm tăng cường khác.

Tuy nhiên, ăn món ăn giàu vitamin C cùng nguồn thực phẩm nhiều chất sắt sẽ cải thiện khả năng hấp thụ của cơ thể. Ví dụ như ăn cam và dâu cùng với rau bó xôi, hạt sẽ cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

4. Magie

Magie là chất tinh khiết xuất hiện ở hơn 300 phản ứng hóa học của cơ thể, trong đó có quá trình sinh tổng hợp protein (đây là phản ứng cần cho sự phát triển của móng tay).

Nam cần uống 400 đến 420 mg magie và nữ cần uống từ 310 đến 320 mg.

Yến mạch nguyên chất đặc biệt là lúa mì chứa nhiều magie. Rau xanh như quinoa, hạt óc chó, hạt điều, đậu phộng, edamame và đậu đen cũng cung cấp nhiều magie cho cơ thể.

5. Đạm

Chất protein (đạm) dạng sợi cấu tạo nên móng tay là keratin. Keratin giúp móng tay cứng và có khả năng phục hồi. Ngoài ra, Protein còn bảo vệ móng tay móng chân.

Chế độ dinh dưỡng có đủ protein sẽ giúp quá trình tạo ra keratin diễn ra thuận lợi hơn và móng tay móng chân của người ăn sẽ trở nên cứng cáp hơn. Ít đạm sẽ khiến móng tay mềm yếu hơn.

Mỗi cá nhân cần hấp thụ 0.36 gram protein cho cơ thể mỗi ngày. Một người cân nặng 68 kg cần hấp thu 55 gram protein một ngày.

Thịt, cá, trứng và sữa có chứa protein. Các loại đậu nành, cây họ đậu, hạt và yến mạch cũng có nhiều protein.

6. Acid omega-3

Acid Omega-3 giúp móng tay móng chân trơn và ẩm, móng tay và móng chân của chúng ta nhìn sáng bóng nhờ chất này.

Các acid béo này làm giảm tình trạng viêm phần thịt của móng tay.

Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, mackerel, và cá ngừ có chứa nhiều omega-3. Tuy nhiên, hạt óc chó, đậu nành, trứng, hạt chia, hạt lanh… cũng có nhiều omega-3 nếu bạn ăn chay.

7. Vitamin C

Vitamin C là chất thiết yếu trong việc tạo ra collagen. Collagen là một loại protein hỗ trợ nhiều mô hình thành đúng và có đủ lực mạnh để cấu tạo nên móng tay, tóc và răng.

Nam cần có 90 mg vitamin C và nữ cần có 75 mg vitamin C.

Nhiều người cho rằng cam, dâu, và kiwi có nhiều vitamin C. Tuy nhiên, ớt chuông, rau xanh và cà chua vẫn chứa nhiều vitamin C hơn.

8. Kẽm

Các phản ứng cơ thể cần có kẽm (quy trình tăng trưởng tế bào và phân chia tế bào đều cần kẽm).

Mỗi ngày, nam cần tiêu thụ 11 mg kẽm, nữ cần có 8 mg kẽm cho cơ thể của mình.

Đạm động vật như thịt bò, gia cầm, cá và trứng chứa hàm lượng kẽm cao. Đậu nành, đậu xanh, đậu đen và hạt cũng có hàm lượng kẽm không kém đạm động vật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 cách để bạn ngừng cắn móng tay.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm