Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngày U não thế giới: Khối u não có thể gây trầm cảm, thay đổi tính cách?

Ngày U não Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/6 trên toàn thế giới để nâng cao nhận thức và giáo dục mọi người về khối u não. Sau đây là những gì bạn cần biết về bệnh u não.

U não là tình trạng các tế bào bất thường tăng trưởng trong não. Khối u não không nhất thiết là ung thư và một số có thể lành tính. Mỗi khối u não là khác nhau và các dấu hiệu và triệu chứng của khối u não có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước, vị trí và tốc độ phát triển của nó. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, mờ mắt, khó nói, đến các vấn đề về thính giác. Ngày U não Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/6 trên toàn thế giới để nâng cao nhận thức và giáo dục mọi người về u não.

1. Khối u não có thể gây ra những triệu chứng tâm thần, tâm lý?

Các triệu chứng do khối u não ban đầu rất hiếm, biểu hiện đôi khi có thể thoáng qua, không rõ rệt:

Người bệnh có thể có những thay đổi về tính cách, lo lắngrối loạn tâm thần cấp tính, các vấn đề về trí nhớ, biến động tâm trạng hoặc chán ăn. Thật không may, phần lớn các triệu chứng này là không đặc hiệu và không thể giúp hướng sự nghi ngờ tới một khối u não.

Trầm cảm ảnh hưởng tới 44% trường hợp u não.

Phổ biến nhất trong tất cả các triệu chứng này là trầm cảm và có thể thấy trong gần 44% trường hợp u não. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng có tới gần 78% trường hợp u não có triệu chứng tâm thần nhưng chỉ có khoảng 18% trong đó có biểu hiện lâm sàng.

Do đó, khuyến cáo nếu có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong thói quen hàng ngày với các triệu chứng trên nên được khám kiểm tra kỹ lưỡng bao gồm hình ảnh thần kinh vì chẩn đoán sớm rất quan trọng đối với người bệnh.

2. Các triệu chứng phổ biến của u não

- Đau đầu dữ dội kéo dài

- Buồn nôn hoặc nôn không rõ nguyên nhân

- Nhìn mờ hoặc song thị (nhìn đôi) hoặc mất thị lực ngoại vi

- Mất cảm giác hoặc khả năng vận động ở cánh tay hoặc chân

- Khó khăn khi duy trì trạng thái thăng bằng

- Khó nói, nói lắp

-Thay đổi tính cách hoặc hoạt động thường ngày

- Co giật

- Các vấn đề về thính giác.

Khi có vấn đề về thị giác như nhìn nhòe, song thị... nên đi khám ngay để được chẩn đoán sớm.

3. Nguyên nhân của u não

- Các nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa bức xạ ion hóa liều cao và tăng nguy cơ ung thư não. Các xét nghiệm hình ảnh y tế (chụp CT, X-quang), phương pháp điều trị xạ trị và phơi nhiễm tại nơi làm việc có thể là những nguồn bức xạ ion hóa phổ biến nhất.

- Các yếu tố khác có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư não bao gồm:

  • Tuổi tác tăng

  • Tiền sử gia đình bị ung thư não

  • Hút thuốc kéo dài

  • Tiền sử tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học

  • Làm việc với các chất gây ung thư như chì, nhựa, cao su, dầu mỏ và một số loại vải

  • Bị nhiễm trùng đơn nhân hoặc nhiễm virus Epstein-Barr

-Ung thư bắt đầu ở một phần khác của cơ thể và di chuyển đến não: Ung thư di căn não là các tế bào u từ nơi khác đến não và tăng sinh tại đây tạo ra khối u não thứ phát. Bản chất tế bào và loại ung thư vẫn là ung thư tại nơi khởi đầu. Nó khác với ung thư não nguyên phát, là loại u ác tính có nguồn gốc từ chính tế bào não. Bất kỳ bệnh ung thư nào cũng có thể di căn đến não; tuy nhiên phổ biến nhất là ung thư phổi ( chiếm 16-20%); tế bào thận (7-10%); hắc tố (melanoma- 7%); phổi (16-20%); vú (5%); đại trực tràng (1 – 2%).

4. Chẩn đoán phát hiện u não

Kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng để phát hiện khối u não, gồm:

  • CT Scan – để sàng lọc não

  • MRI SCAN – để biết vị trí chính xác và lây lan

  • Quang phổ MR – để hiểu bản chất của nó

  • Quét PET – để biết các trường hợp thứ cấp

  • Chụp mạch máu – để xem các mạch máu não

  • Sinh thiết

U não gây ảnh hưởng đến tế bào não, khiến não bị tổn thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

5. Điều trị u não

Có thể có các lựa chọn điều trị cho một khối u não sau:

- Phẫu thuật: Phẫu thuật sọ não và cắt bỏ khối u não, loại bỏ áp lực lên phần não liền kề và các cấu trúc quan trọng để đem lại cho bệnh nhân kết quả tốt hơn và tăng tỷ lệ sống sót sau cắt bỏ.

- Xạ trị: Để loại bỏ các tế bào khối u và có thể được sử dụng để trì hoãn hoặc ngăn chặn sự phát triển của khối u.

- Hóa trị là việc sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt các tế bào khối u bằng cách ngăn chặn chúng phát triển, phân chia và sản xuất những tế bào mới và bao gồm một số chu kỳ được xác định được quản lý trong một khoảng thời gian nhất định trong một liều duy nhất hoặc hỗn hợp thuốc cùng một lúc.

- Liệu pháp nhắm mục tiêu (điều trị đích), ngoài hóa trị liệu truyền thống, nhắm vào các gen, protein hoặc môi trường mô cụ thể của khối u góp phần vào sự phát triển và sống còn của khối u.

- Các trường điều trị khối u tần số vô tuyến (TTF) để điều trị u nguyên bào thần kinh đệm bằng cách gửi các điện trường nhẹ và phá vỡ khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Xuất huyết não do u não.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm