Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên làm gì khi bị cứng cổ?

Đôi khi ta ngủ dậy và thấy bị đau cổ vai gáy, nhưng đừng quá lo lắng vì có nhiều cách có thể khắc phục được tình trạng này.

Giãn cơ nhẹ nhàng

Có một số bài tập có thể giúp giảm đau cổ. Các nhà vật lý trị liệu khuyến cáo một số hoạt động giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau: Hãy nằm xuống và kê cổ với một chiếc khăn cuộn lại hoặc một quả bóng hơi được bơm căng một phần. Sau đó xoay đầu từ từ sang hai bên, rồi gật đầu chậm rãi. Thực hiện mỗi động tác này 20 lần, và lặp lại cả tổ hợp 2 lần, và thực hiện từ hai đến ba lần một ngày.

Động tác thứ hai: Trong khi ngồi trên ghế, đưa một tay ôm lấy phía hông đối diện tay đó (ví dụ tay phải ôm lấy hông trái) và giữ tay đó bằng tay còn lại. Sau đó nghiêng đầu sang cùng phía với tay và giữ trong vòng 10 - 15 giây. Lặp lại ba đến năm lần mỗi bên, một hoặc hai lần một ngày.

Động tác thứ ba: Trong khi ngồi trên ghế, một tay nắm lấy phần dưới của ghế. Nghiêng đầu và cổ về phía vai đối diện, dùng tay còn lại giữ nhẹ đầu xuống để tăng độ căng. Giữ trong 10 đến 15 giây và lặp lại ba lần.

Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng giúp các cơ ở cổ thư giãn và tăng cường máu đến vùng bị đau. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng, miếng dán nhiệt, hoặc một chiếc khăn ấm. Xen kẽ những lần chườm nóng với chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm viêm. Những lần xen kẽ có thể cách nhau 10 phút, vài lần một ngày hoặc mỗi giờ tùy thuộc vào mức độ đau đớn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy vô cùng đau đớn thì hãy chỉ chườm lạnh và tránh chườm nóng do nhiệt có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau cổ vai gáy, ví dụ như paracetamol hoặc ibuprofen. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau kháng viêm, vì vậy sẽ giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên, lạm dụng các loại thuốc này có thể gây nguy hiểm nên hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngâm mình

Ngâm mình trong nước muối Epsom ấm cũng có thể là phương pháp đem lại hiệu quả tốt. Nước ấm giúp thả lỏng cơ bắp, trong khi magie và sunfat trong muối giúp giảm viêm cũng như cải thiện lưu thông máu và oxy. Cho 300gram muối Epsom vào bồn tắm nước nóng và và ngâm mình. Chỉ trong 15 phút, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những tác động cả về thể chất và tinh thần.

Đi dạo

Nghe có vẻ không hợp lý nhưng vận động nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ, là một cách điều trị đau cứng cổ tuyệt vời. Tập thể dục giúp lưu thông oxy đến tất cả các mô mềm, kể cả trong cột sống, giúp cho quá trình chữa bệnh.

Thay đổi thói quen ngủ

Để tránh đau cổ vào buổi sáng, tốt nhất bạn nên nằm nghiêng, hoặc cũng có thể nằm ngửa, nhưng đừng nằm sấp. Nằm sấp khiến bạn phải xoay cổ và giữ như vậy trong một khoảng thời gian dài. Như vậy sẽ dẫn đến đau cổ. Hơn nữa, nằm sấp cũng có thể gây ra đau lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi sang loại gối khác có chức năng hỗ trợ cổ vai gáy tốt hơn.

Thay đổi tư thế

Tình trạng đau cổ thường sẽ trầm trọng hơn do tư thế ngồi làm việc không đúng. Hãy giữ máy tính ngang tầm mắt, ngồi thẳng, ngay ngắn, nhìn thẳng, tránh nghiêng hoặc vặn đầu sang một bên hoặc cúi xuống khi làm việc. Cổ, vai và hông nên hướng về phía máy tính, và mọi thứ trong tầm mắt với và tầm nhìn thoải mái. Hãy luôn lưu ý đến tư thế ngồi mỗi nửa giờ để đảm bảo không bị sai tư thế.

Tư thế khi sử dụng điện thoại

Sử dụng các thiết bị công nghệ cầm tay trong một tư thế xấu cũng góp phần gây đau cổ. Khi sử dụng điện thoại hầu hết mọi người luôn cúi xuống để nhìn vào màn hình. Hãy nâng điện thoại của bạn lên ngang tầm mắt, thay vì nhìn chằm chằm xuống.

Tư thế lái xe

Nếu bạn là người sử dụng xe hơi nhiều thì việc tập trung chăm chú vào việc lái xe trong thời gian dài có thể làm cho cơn đau cổ của bạn trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là nếu tư thế cúi người về phía trước. Hãy ngồi đúng tư thế, tựa đầu vào ghế, lưng dưới phải được đặt sát vào ghế. Cùng với việc thắt dây an toàn, có thể đặt một chiếc gối nhỏ dựa vào ghế để hỗ trợ thêm. Khi đã ngồi đúng tư thế, bạn sẽ không cảm thấy quá căng thẳng khi lái xe. Và lưu ý khi lái xe đường dài hãy dừng nghỉ vài lần để có thể vận động lưng cổ vai gáy.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau cổ: những điều cần lưu ý

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm