Xoa bóp bấm huyệt phòng chữa đau cổ gáy
Khi gặp tác nhân bất lợi như cổ vận động quá mức, nhiễm lạnh dễ bị đau khởi phát hoặc tái phát. Đau và hạn chế vận động cổ là hai dấu hiệu gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp phòng trị đau cổ gáy rất hiệu quả. Sau đây là một số huyệt cơ bản có thể xoa bóp, bấm, châm cứu, hoặc chườm ấm ngày một vài lần.
Phong phủ: vị trí sau gáy giữa xương chẩm với đốt sống cổ C1. Tác dụng: khử phong tà, lợi cơ khớp, thanh thần trí...
Phong trì: vị trí phía sau tai chỗ hõm chân tóc. Tác dụng: khử phong, giải biểu, sơ tà thanh nhiệt, thông lợi cơ khớp...
Thiên trụ: vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 tấc (huyệt á môn) đo ngang 1,3 tấc. Tác dụng: trị đau sau đầu, suy nhược thần kinh...
Đại chùy: vị trí dưới gai đốt sống cổ C7. Tác dụng: giải biểu thông dương, sơ biểu tà, tăng sức đề kháng...
Đại trữ:vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 tấc (huyệt hội của cốt). Tác dụng: khu phong tà, điều cốt tiết, thư cân mạch...
Huyền chung:vị trí trên mắt cá ngoài 3 tấc (huyệt hội của tủy). Tác dụng: tiết hỏa, đuổi phong thấp ở kinh lạc...
Trên đây là những huyệt cơ bản và có thể thêm huyệt theo “đối chứng trị liệu” như:
Nếu người hay sợ lạnh sợ gió do “nhiễm phong hàn”, thêm huyệt có tác dụng khu phong hàn trừ thấp như: phong môn, ngoại quan, lạc chẩm.
Nếu đau sau vận động quá mức do “sang thương” thêm huyệt tác dụng thư giãn cơ, thông kinh lạc, trấn thống như: khúc trì, hợp cốc...
Trường hợp đau nặng, tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.
Huyệt phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 ra ngang 1,5 tấc.
Huyệt ngoại quan: trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.
Huyệt lạc chẩm:nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 tấc.
Huyệt khúc trì:co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Huyệt hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?