Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấm đen không có khả năng phát triển ở những người không mắc COVID-19, trong khi những người có lượng đường trong máu cao có nguy cơ cao hơn

Bệnh nấm đen đang bùng phát tại Ấn Độ, trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang gây hậu quả nặng nề tại quốc gia này.

Nấm đen bùng phát trong thời điểm đại dịch

Trong bối cảnh sự gia tăng đáng kể của các trường hợp nhiễm nấm đen (hay còn gọi là bệnh mucormycosis) trong nhóm các bệnh nhân mắc COVID-19 ở Ấn Độ, các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng tình trạng nhiễm nấm này có thể xảy ra ngay cả khi không có virus, và những người có đường huyết cao cần phải lưu ý đặc biệt.

Theo các chuyên gia, nấm đen là một bệnh nhiễm trùng đã có từ trước COVID-19. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đến này đã chỉ ra rằng cảnh báo này có thể không cần thiết đối với những người khỏe mạnh, đặc biệt là những người không bị nhiễm COVID-19 vì họ không có khả năng mắc bệnh do nấm. Đối với các đối tượng có đường huyết cao, cần phải cảnh giác vì bản thân những đối tượng này luôn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn cho dù không mắc phải COVID-19.

Nấm đen ở người tiểu đường

Giải thích về mức độ nghiêm trọng của việc khả năng khiến một người dễ bị nhiễm nấm đen, các chuyên gia cho rằng khi lượng đường trong máu đạt ở một mức nhất định - một trường hợp trong y tế được xác định là nhiễm toan ceton do tiểu đường – sẽ gây ra sự tấn công của nấm đen ở trẻ em hoặc người lớn. Khi có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào khác cộng hưởng chẳng hạn như viêm phổi, điều này sẽ khiến tình trạng nhiễm nấm trở nên tồi tệ hơn.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường

Các chuyên gia mô tả tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể một người sản sinh ra nồng độ acid trong máu cao. Tình trạng nhiễm toan ceton cũng phát triển khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin. Thông thường, insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chuyển hóa glucose hoặc đường - nguồn năng lượng chính cho cơ bắp và các mô khác - đi vào tế bào. Khi lượng insulin trong cơ thể không được sản xuất đầy đủ, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo làm nhiên liệu để hoạt động. Quá trình đặc biệt này tạo ra sự tích tụ acid trong máu và cuối cùng dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời.

Sự xuất hiện của COVID-19 mang đến nhiều hệ lụy phức tạp, cùng với việc sử dụng steroid trong điều trị và những vấn đề đặc biệt khác.... Cho dù các vấn đề này có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, song những người không mắc COVID-19 vẫn có thể phát triển bệnh mucormycosis nếu có sự hiện diện của các điều kiện khác cộng dồn.

Sự xuất hiện của nấm đen ở bệnh nhân COVID-19

Theo báo cáo của các cơ quan y tế công cộng, tỉ lệ nhiễm nấm đen tại Ấn Độ vẫn tiếp tục gia tăng hàng ngày – tương tự như cuộc khủng hoảng COVID-19 vốn đã vô cùng tàn khốc và đang tiếp diễn tại quốc gia này.  Nhiễm nấm đen đã được báo cáo ở hàng trăm bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục COVID-19 trên toàn Ấn Độ, và điều này khiến bản thân những người gặp phải càng có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Các báo cáo cho biết các trường hợp nhiễm nấm đen bắt đầu tăng từ hai tháng trước. Một số bang tại quốc gia này đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, bang Gujarat đã báo cáo khoảng 300 trường hợp, trong khi bang Maharashtra đã có khoảng 1.500 trường hợp và 52 trường hợp tử vong tại thời điểm báo cáo được công bố.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nấm đen chết người ở bệnh nhân COVID-19: thảm họa kép tại Ấn Độ

 

Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm