Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu lầm phổ biến của các bậc phụ huynh về vaccine COVID-19

Những hiểu lầm trong y học không phải là một hiện tượng gì quá mới lạ mà là một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu, đặc biệt là trên mạng xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này dường như đã trở nên nghiêm trọng hơn trước đại dịch COVID-19. Trên thực tế, do COVID-19 là một căn bệnh tương đối mới, dẫn đến việc có nhiều thông tin sai lệch

Để tránh các hiểu lầm không đáng có, Viện Y học ứng dụng xin cung cấp một số thông tin về các hiểu lầm thường gặp nhất về vaccine COVID-19 thường được chia sẻ trên mạng xã hội.

Hiểu lầm: Vaccine COVID-19 được sản xuất ra quá nhanh và quá mới nên chưa chắc đã an toàn?

Trong nhiều group, nhiều người cho rằng, những người đã được tiêm vaccine COVID-19 chính là đang làm “chuột bạch” cho việc thử nghiệm vaccine. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Mặc dù đúng là vaccine COVID-19 được phát triển khá nhanh, nhưng đó là một trong số những thành tựu lớn nhất của nghiên cứu y học. Sự ra đời của vaccine COVID-19 chính là kết quả của sự hợp tác khoa học quốc tế chưa từng có cũng như sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực và tài chính khổng lồ.

Công nghệ sử dụng trong các loại vaccine phòng COVID-19 thực ra đã tồn tại từ rất nhiều năm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vaccine chỉ có thể sản xuất ra vaccine trong thời gian gần đây do trước đó gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất. Hiện nay, với nguồn lực khổng lồ cùng nhiều nỗ lực nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu sử dụng, nên những loại vaccine “cứu sinh” như vaccine COVID-19 mới được hoàn thành gần đây. Tất cả các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng đều được tiến hành đầy đủ, tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn và các tiêu chí đạo đức nghiêm ngặt nhất, đảm bảo không ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia.

Cho đến tận bây giờ, FDA cùng cộng đồng khoa học toàn thế giới cũng vẫn đang tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trình tiêm chủng trên toàn thế giới để đảm bảo an toàn cho tất cả những người đã được tiêm chủng.

Hiểu lầm: Vaccine COVID-19 có thể gây vô sinh

Hiểu lầm này đến từ một thông tin sai lệch được chia sẻ trên mạng xã hội về nguồn gốc của vaccine. Mặc dù là thông tin sai lệch nhưng lại được chia sẻ rất nhanh. Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ tham gia vào các thử nghiệm vaccine vẫn có thể mang thai chỉ một thời gian ngắn sau khi tiêm vaccine, nghĩa là vaccine không gây vô sinh. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai muốn tiêm vaccine.

Hiểu lầm: Nếu bạn tiêm vaccine khi đang mang thai, bạn sẽ bị sảy thai.

Nguồn gốc của hiểu lầm này cũng tương tự như hiểu lầm về việc gây vô sinh của vaccine, và đương nhiên điều này cũng không chính xác. Rất nhiều phụ nữ đã tiêm vaccine khi đang mang thai và vẫn sinh ra những em bé xinh đẹp, khoẻ mạnh. Những phụ nữ này bao gồm cả những phụ nữ trong các thử nghiệm lâm sàng (những người mang thai sau khi tiêm vaccine) và phụ nữ đã tiêm vaccine trong khi mang thai khi vaccine đã được tiêm rộng rãi trong cộng đồng.

Hiểu lầm: Nếu bạn cho con bú sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể sẽ tử vong?

Điều này hoàn toàn không chính xác. Chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này, và dựa vào cơ chế hoạt động của vaccine, không có lý do nào để tin rằng vaccine có thể làm hại mẹ hoặc em bé cả.

Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng phụ nữ đã tiêm vaccine trong khi cho con bú còn giúp bảo vệ trẻ khỏi COVID-19 bằng cách truyền kháng thể cho trẻ thông qua sữa mẹ.

Hiểu lầm: Kể cả tiêm vaccine rồi bạn vẫn có thể nhiễm COVID-19

Cần phải phân biệt rõ ràng giữa hiệu quả của các loại vaccine khác nhau, ví dụ như hiệu quả dự phòng nhiễm bệnh và hiệu quả dự phòng triệu chứng hay làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đối với vaccine COVID-19, gần như tất cả các vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 3 đều được thiết kế đặc biệt để đạt được hiệu quả dự phòng giảm triệu chứng trước, sau đó là hiệu quả dự phòng nhiễm bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mặc dù có rất nhiều bằng chứng hứa hẹn về hiệu quả dự phòng của các loại vaccine đang sử dụng, nhưng sự thật là còn nhiều điều chúng ta chưa chắc chắn. Vì vậy, vẫn có khả năng những người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh, nhưng mức độ nghiêm trọng sẽ giảm đi rất nhiều.

Sẽ cần có thêm thời gian để xác nhận về hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine nhưng điều đó không có nghĩa là vaccine không có tác dụng bảo vệ bạn. Vaccine hoàn toàn có khả năng bảo vệ bạn trước đại dịch COVID-19.

Hiểu lầm: Nếu bạn đã từng nhiễm COVID-19, bạn sẽ không cần tiêm vaccine nữa?

Có 2 lý do tại sao tất cả mọi người nên tiêm vaccine, kể cả khi trước đó bạn đã từng nhiễm COVID-19.

Thứ nhất, miễn dịch mà bạn thu được sau khi nhiễm COVID-19 chỉ kéo dài trong khoảng vài tháng, trong khi miễn dịch do tiêm vaccine có thể kéo dài hơn. Do đó, nếu bạn đã từng nhiễm COVID-19 từ khá lâu rồi, thì bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm trở lại, hoặc nếu bạn mới nhiễm COVID-19 gần đây, thì việc tiêm vaccine sẽ giúp bạn được bảo vệ lâu dài hơn.

Một yếu tố khác, đó là hiện nay có nhiều chủng virus khác nhau. Khi bạn nhiễm bệnh, cơ thể chỉ sinh ra miễn dịch chống lại chủng virus mà bạn bị nhiễm. Trong khi đó, tiêm vaccine sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiều chủng khác nhau.

Kết luận

Các hiểu lầm về vaccine được lan rất nhanh thường là do những người vốn đã sợ với việc tiêm vaccine và đôi khi, trong một số trường hợp, những hiểu lầm này được lan toả một cách có chủ ý. Đa số những hiểu lầm thường bắt nguồn từ những người antivaccine, do vậy, đó là lý do vì sao nên lưu ý tới nơi thông tin bắt nguồn và các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy chứng minh cho thông tin.

Với việc đang có ngày càng nhiều người được tiêm vaccine COVID-19, chúng ta đang tiến gần hơn đến việc đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, miễn dịch cộng đồng chỉ đạt được nếu mọi người cùng cam kết sẽ bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin COVID-19: Trả lời các câu hỏi thường gặp

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm