Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo giúp trẻ tránh béo phì ngay từ sớm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975 và tăng gần gấp 5 lần ở trẻ em và thanh thiếu niên. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường, ung thư. Rèn luyện những thói quen lành mạnh từ khi còn nhỏ là chìa khóa giúp trẻ tránh nguy cơ béo phì ngay từ sớm.

Cha mẹ cần khuyến khích con mình ăn những thực phẩm lành mạnh.

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành thói quen lành mạnh giúp giảm nguy cơ béo phì và tăng cường sức khoẻ, dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ Shweta Jaiswal, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp, Bệnh viện Sharda (Ấn Độ):

Thói quen ăn uống lành mạnh

Những gì chúng ta ăn là nền tảng cho sức khỏe tốt. Khuyến khích trẻ ăn uống cân bằng gồm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu trong khi vẫn kiểm soát lượng calorie nạp vào.

Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường vì thường chứa lượng calorie rỗng và góp phần gây tăng cân.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Hoạt động thể chất cần thiết để duy trì cân nặng hợp lý và thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên thông qua các hoạt động trẻ yêu thích, như chơi các môn thể thao, bơi lội, đạp xe hoặc đơn giản là vui chơi ngoài trời.

Hạn chế các hoạt động ít vận động như xem TV hoặc trò chơi điện tử, thay vào đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi tích cực và vui chơi cùng gia đình.

Làm gương

Cha mẹ và người chăm sóc nên làm gương để trẻ học theo những thói quen lành mạnh và lối sống năng động.

Để trẻ ăn tối cùng các thành viên trong gia đình và ưu tiên hoạt động thể chất như một phần trong lịch trình mỗi ngày. Tấm gương tích cực từ người lớn có thể tác động đáng kể đến thái độ và hành vi của con trẻ.

Hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn vặt không lành mạnh

Các thực phẩm chế biến, siêu chế biến, thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa không tốt cho trẻ

Các thực phẩm chế biến, siêu chế biến, thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa không tốt cho trẻ.

Thức ăn nhanh và các món ăn vặt không lành mạnh thường chứa nhiều calorie, đường và chất béo không lành mạnh, góp phần tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giảm tần suất trẻ ăn đồ ăn nhanh, thay vào đó là các món tự làm tại nhà bất cứ khi nào có thể. Trong nhà luôn có sẵn các món ăn vặt bổ dưỡng như trái cây, rau củ, các loại hạt và sữa chua, hạn chế để sẵn các món ăn thiếu lành mạnh.

Theo dõi kích cỡ khẩu phần ăn

Dạy trẻ kiểm soát khẩu phần ăn là một kỹ năng quan trọng có thể giúp ngăn ngừa trẻ ăn quá nhiều.

Khuyến khích việc ăn trong chánh niệm bằng cách chú ý đến các tín hiệu đói và dừng ăn khi cảm thấy no. Tránh dùng thức ăn như một phần thưởng hay sự an ủi trẻ, thay vào đó, hãy dạy trẻ lắng nghe cơ thể mình và ăn chỉ khi đói.

Khuyến khích trẻ uống nước

Nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, do đó nước nên là đồ uống chính cho trẻ.

Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày, uống nước nhiều lần trong ngày và hạn chế đồ uống có đường như nước trái cây bán sẵn và soda vì có thể góp phần làm tăng lượng calorie dư thừa và tăng cân.

Khám sức khoẻ định kỳ

Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Phụ huynh cũng dễ dàng trao đổi với bác sĩ nếu lo ngại về cân nặng, dinh dưỡng cho trẻ cũng như nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Béo phì ở trẻ em và những ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm