Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xây dựng thói quen ăn uống đa dạng hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ

Những năm gần đây, con béo phì trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh có con ở tuổi đi học. Bên cạnh những nguyên nhân như yếu tố di truyền, ngủ ít, ít vận động thì một chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cũng góp phần đáng kể khiến trẻ thừa cân.

Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia năm 2019, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi đang dần giảm thì tình trạng thừa cân/béo phì trong trẻ em lại đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị. Vấn đề thừa cân/béo phì tuy mới nổi lên nhưng lại rất đáng báo động.

Theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thừa cân/béo phì ở các em học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông ở thành thị là 41,9%. Béo phì gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như gây rối loạn tiêu hoá, gan nhiễm mỡ sớm, tăng huyết áp, nguy cơ ngừng thở khi ngủ…

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ăn uống không lành mạnh, như dư thừa tinh bột, và đạm thực vật nhưng thiếu hụt chất xơ. Mặc dù Việt Nam là thiên đường của rất nhiều các loại rau củ quả phong phú, kết quả tổng điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm năm 2015 lại cho thấy có đến 57,2% số người trưởng thành ăn ít rau/trái cây (ăn ít hơn 5 suất rau/trái cây trung bình trong 1 ngày).

Hầu hết mọi người đều đang ăn thiếu chất xơ, chưa đủ theo khuyến cáo 400 gam rau xanh, 3 loại rau khác biệt và 2 loại quả chín/ngày/người của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia. Nhiều phụ huynh chú trọng bổ sung chất đạm, chất béo, vitamin vào bữa ăn cho trẻ nhưng lại lơ là chất xơ trong khi chất xơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Có đủ chất xơ trong khẩu phần mang đến rất nhiều lợi ích, từ hỗ trợ quá trình tiêu hoá, làm giảm lượng cholesterol trong máu, tham gia điều hoà đường huyết cho đến giúp giảm cân, giảm nguy cơ ung thư đại tràng và ức chế sự phát triển khối u ác tính… Một số loại rau quả còn được phát hiện có công dụng kích thích và tăng cường việc sản xuất kháng thể.

Xây dựng thói quen ăn uống đa dạng hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ - Ảnh 1.

Các loại rau củ được phân theo 5 nhóm màu, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nguồn: Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia.

Trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ thiếu chất xơ vì đa số trẻ không thích ăn rau củ quả. Trẻ dung nạp thức ăn nhanh, ăn vặt, quà ngọt ngày càng nhiều trong khi lại ăn rất ít rau xanh và trái cây.

Gặp khó trong việc khuyến khích trẻ ăn rau, nhiều phụ huynh đành chiều theo thói quen ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, điều này cần được thay đổi bởi một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng chính là chìa khoá để bảo vệ sức khoẻ, hình thành lối sống lành mạnh ngay từ những năm đầu đời của trẻ.

Xây dựng thói quen ăn uống đa dạng hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ - Ảnh 2.

Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ 6-11 tuổi theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia.

Để bữa cơm đủ rau và đa dạng, phụ huynh có thể áp dụng một trong những nguyên tắc dễ nhớ là nguyên tắc 4-3-2, theo đó mỗi ngày trẻ cần ăn 400 gram rau, 3 loại rau khác biệt, và 2 loại quả mỗi ngày. Để khuyến khích trẻ ăn rau, phụ huynh có thể thử một vài cách sau:

- Kiên nhẫn tập cho con làm quen dần với các loại rau củ quả thay vì căng thẳng, nổi nóng và biến bữa ăn thành cuộc chiến. 

- Làm gương để trẻ bắt chước: Khi cha mẹ ăn nhiều rau, trẻ sẽ quan sát và học theo, vì thế phụ huynh cũng nên xem lại các lựa chọn dinh dưỡng của chính mình. 

- Tạo hứng khởi cho trẻ qua các trò chơi, câu chuyện thú vị hay những món ăn được trang trí bắt mắt, có hình thù vui nhộn, các bộ chén bát nhiều màu sắc. 

- Cho trẻ làm quen dần với rau củ bằng cách khởi động với các loại rau củ nhiều tinh bột và có vị ngọt, như vậy trẻ sẽ thoải mái tiếp nhận hơn. 

- Cho trẻ tham gia nấu ăn để trẻ có thêm động lực thử những món ăn mới. Hướng dẫn trẻ làm một số công đoạn đơn giản như rửa rau, nhặt rau, sắp xếp trái cây lên đĩa, đồng thời giải thích để trẻ hiểu ý nghĩa của việc mình làm. Như vậy đến bữa ăn trẻ sẽ cảm thấy hào hứng muốn thưởng thức "thành quả" do mình tự tay làm ra.

Xây dựng thói quen ăn uống đa dạng hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ - Ảnh 3.

Phụ huynh nên tạo cảm hứng và giúp trẻ ăn đủ 400 gram rau, 3 loại rau khác biệt, và 2 loại quả mỗi ngày theo nguyên tắc 4-3-2 để trẻ được bổ sung chất xơ đủ lượng và đa dạng.

Là một thương hiệu gắn liền với những bữa cơm nhà tròn vị và đủ chất, Knorr mong muốn đồng hành cùng phụ huynh xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, bắt đầu từ những bước đơn giản nhất như ăn đầy đủ rau củ mỗi ngày. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về các nguyên tắc 4-3-2, những kiến thức dinh dưỡng và nhiều công thức nấu ăn mới lạ.

Tương lai của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào hành động của bố mẹ mà đặc biệt là chất lượng của những bữa ăn gia đình. Vì thế hãy từng bước tập cho trẻ thói quen ăn uống cân bằng hơn, bắt đầu từ việc ăn đủ rau mỗi ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Béo phì ở trẻ em và những ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm