Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Co giật mí mắt: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Co giật mí mắt là một hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới.

Co giật mí mắt: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Nhưng với một số người khác, thì sự co giật có thể mạnh đến nỗi khiến bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức. Một số người khác lại không bao giờ nhận thấy một dấu hiệu nào cả.

Co giật mí mắt thường xảy ra trong một vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường sẽ không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể bạn sẽ không nhận thấy bất cứ sự co giật nào nữa trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Co giật mí mắt thường không gây đau đớn và không gây hại, nhưng có thể gây phiền nhiễu tới bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của một rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật các phần khác của mặt hoặc các chuyển động không kiểm soát được.

Nguyên nhân gây co giật mí mắt

Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất cứ nguyên nhân gì, và bởi các trường hợp co giật mí mắt là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng rất hiếm gặp, nên nguyên nhân của nó ít khi được tìm hiểu. Tuy vậy, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn biến tệ hơn nếu bạn:

  • Chóng mặt
  • Mắt bị kích thích
  • Căng mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Luyện tập thể thao quá nhiều
  • Phản ứng phụ của thuốc
  • Căng thẳng
  • Uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng caffein

Nếu cơn co giật diễn biến mãn tính, bạn có thể sẽ bị co giật mí mắt lành tính (benign essential blepharospasm), là tình trạng chuyển động mãn tính, không kiểm soát được của mí mắt. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt. Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa biết rõ, nhưng những tình trạng sau đây có thể làm cơn co giật diễn biến tệ hơn:

  • Viêm mí mắt
  • Viêm kết mạc
  • Khô mắt
  • Các chất kích thích từ môi trường, ví dụ như gió, ánh sáng, ánh nắng mặt trời hoặc ô nhiễm không khí
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Căng thẳng
  • Uống quá nhiều rượu hoặc caffein
  • Hút thuốc lá

Co giật mí mắt lành tính thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, ảnh hưởng đến khoảng 50.000 người Mỹ. Tình trạng này thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian và thậm chí có thể gây nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt.

Biến chứng của co giật mí mắt

Rất hiếm gặp, nhưng co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não. Khi co giật mí mặt là hậu quả của những tình trạng này, thì sẽ đi kèm với các triệu chứng khác. Rối loạn não và thần kinh có thể khiến mí mắt co giật bao gồm:

  • Liệt dây thần kinh mặt
  • Loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ và ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị xoay hoặc biến dạng
  • Loạn trương lực cơ cổ, khiến cổ co giật bất ngờ và khiến đầu quay ở vị trí khiến bạn khó chịu.
  • Đa xơ cứng, một bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về nhận thức và vận động, cũng như mệt mỏi
  • Bệnh Parkinson, gây run các chi, cứng cơ, gặp các vấn đề về thăng bằng và ngôn ngữ.
  • Hội chứng Tourette

Giác mạc trầy xước không được chẩn đoán cũng có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt mãn tính. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị chấn thương mí mắt, hãy đến gặp bác sỹ nhãn khoa ngay lập tức. Vết xước giác mạc có thể gây ra tổn thương về mắt vĩnh viễn.

Khi nào co giật mí mắt là tình trạng cấp cứu?

Rất hiếm khi tình trạng co giật mí mắt nghiêm trọng đến nỗi cần phải được cấp cứu y tế. Tuy nhiên, co giật mí mắt mãn tính có thể là triệu chứng của những rối loạn não hoặc hệ thần kinh. Nếu bạn bị co giật mí mắt mãn tính, hãy đến khám bác sỹ. Bạn cũng nên đến khám bác sỹ nếu tình trạng co giật mí mắt mãn tính đi kèm với bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

  • Mắt bạn bị đỏ, sưng hoặc chảy dịch
  • Mí mắt trên của bạn bị rũ xuống
  • Mí mắt bị sụp xuống hoàn toàn mỗi lần bạn bị co giật mí mắt
  • Tình trạng co giật kéo dài trong nhiều tuần
  • Tình trạng co giật ảnh hưởng đến các phần khác của mặt.

Điều trị co giật mí mắt thế nào?

Đa số các tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nếu tình trạng này không tự biến mất, bạn có thể cố gắng loại trừ hoặc làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất của co giật mí mắt là do căng thẳng, mệt mỏi và sử dụng caffein. Để làm giảm co giật mí mắt, bạn có thể thử những cách sau:

  • Uống ít caffein hơn
  • Ngủ đủ giấc
  • Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luôn ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt
  • Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt

Tiêm Botox đôi khi cũng được sử dụng để điều trị co giật mí mắt lành tính. Botox có thể làm giảm những cơn co giật mạnh trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, khi tác dụng của Botox giảm đi, bạn sẽ cần phải tiêm bổ sung thêm.

Phẫu thuật loại bỏ một vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt cũng có thể được áp dụng để điều trị các trường hợp co giật mí mắt nghiêm trọng hơn. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.

Các phương pháp trị liệu liên quan đến lối sống cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng của co giật mí mắt lành tính. Coenzyme Q10 là một biện pháp nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi nếu bạn bị bệnh Parkinson và muốn sử dụng coenzyme Q10. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Châm cứu
  • Thôi miên
  • Liệu pháp mát xa
  • Liệu pháp dinh dưỡng
  • Tâm lý trị liệu, có thể hữu ích đối với những người mắc hội chứng Tourette
  • Thái cực quyền
  • Yoga và các kỹ thuật ngồi thiền để thư giãn.
Dự phòng co giật mí mắt

Nếu có giật mí mắt thường xuyên xảy ra với bạn, hãy ghi chép lại thời gian và những triệu chứng đi kèm mỗi lần xảy ra. Ghi lại lượng caffein, thuốc lá và rượu, cũng như mức độ căng thăng và mức độ ngủ của bạn trong khoảng thời gian các cơn co giật mí mắt xảy ra.

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn bị co giật mí mắt nhiều hơn khi bạn không ngủ đủ, cố gắng đi ngủ sớm hơn từ 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để làm giảm sức căng của mí mắt và giảm các cơn co giật.

Kết luận

Co giật mí mắt có rất nhiều nguyên nhân. Hiệu quả điều trị và triển vọng điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xem xét xem co giật mí mắt có liên quan đến di truyền hay không. Co giật liên quan đến căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các yếu tố lối sống khác sẽ có triển vọng điều trị tốt nhất. Nếu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn là nguyên nhân khiến mí mắt bạn co giật, thì điều trị vấn đề đó sẽ là cách tốt nhất để làm giảm tình trạng co giật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sụp mí mắt

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm