Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để việc đọc trở nên hiệu quả hơn

Ngày nay, việc đọc sách trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cách mà chúng ta đọc sách có thể không thực sự biểu đạt được rằng chúng ta hiểu hoặc nhiều hơn về những điều trong sách viết

Chìa khóa của việc đọc hiểu một số thứ thật rõ ràng không đơn giản chỉ là nội dung mà nó còn liên quan đến cách mà mỗi chúng ta đọc sách. Dưới đây là một số mẹo giúp việc đọc sách của bạn trở nên hiệu quả hơn mỗi ngày:

Đọc sách có ý thức, có chủ đích

Bước đầu tiên của việc đọc là bạn cần phải thiết lập suy nghĩ rằng trí não dành trí tuệ và sự chú ý vào điều bạn muốn đọc. Bạn thực sự không cần nhiều thời gian để đọc nhưng bạn cần phải xác định với bản thân việc mình đọc có mục đích.

Điều đó có nghĩa là bạn nên tắt điện thoại hoặc cất nó đi, loại bỏ những phiền nhiễu xung quanh để chỉ tập trung vào sách, vào những điều bạn đang quan tâm.

Hình thành chiến lược đọc sách

Khi nào bạn nên đọc sách? Trước khi ngủ? Vào giờ nghỉ trưa? Trên đường đi làm? Tôi nên đọc bao nhiêu phúc mỗi ngày? Tất cả những câu hỏi trên thúc đẩy cho bạn hình thành một thời gian biểu đọc sách cho bản thân của mình.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng bạn nên dành thời gian cho những cuốn sách thực sự muốn đọc và có liên quan đến cuộc sống của mình. Hãy đọc lướt, đọc tóm tắt nội dung sách hoặc phần đánh giá về nó trước khi quyết định có nên đầu tư vào đọc cuốn sách đó hay không.

Đọc với mục đích

Có một mục đích cho lý do tại sao bạn lại đọc và tìm hiểu về một cái gì đó sẽ giúp bạn suy nghĩ chín chắn hơn về việc đưa ra quyết định có đọc hay không.

Đọc to, gạch chân hay làm nổi bật một số câu/đoạn nhất định trong nội dung có thể giúp bạn kiểm tra được mức độ hiểu biết của mình về những gì bản thân đang đọc, đặc biệt sẽ giúp bạn suy nghĩ được răng mình có nên tiếp tục đọc nội dung này không.

Chậm lại

Khi bạn chắc chắn đọc một cái gì đó cho dù là một bài báo hay một cuốn sách bạn sẽ cần đọc chậm lại và thực sự chú ý khi bạn đọc nó. Đọc cẩn thận, chu đáo sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc đọc lướt qua.

Đọc lại

Có một câu hoặc một đoạn văn nào đó khiến bạn cần quan tâm? Hãy đọc lại một lần nữa và suy nghĩ về nó. Tương tự như vậy khi bạn hoàn thành một cuốn sách hoặc một bài viết, đừng bỏ nó qua một bên mà hãy quay trở lại để đọc về những vấn đề bạn còn vương vấn, đọc lại đoạn đó hoặc đọc lại từ đầu cuốn sách.

Việc này không chỉ giúp bạn nhớ được các vấn đề mà còn nhớ tốt hơn những nội dung bạn quan tâm. Chắc chắn sau khi đọc lại, bạn sẽ cảm thấy một sự khác biệt không nhỏ dành cho bản thân. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn suy ngẫm về những gì khiến bạn cảm thấy thực sự thú vị.

Suy nghĩ về phong cách hành văn

Điều gì khiến cuốn sách này thú vị hơn những cuốn mà bạn đã đọc trước đó? Điều gì khiến cuốn sách này trở nên đặc biệt hơn? Phong cách hành văn chính là cách mà tác giả thể hiện bản thân mình qua từng câu chữ. Và nó cũng là một cách để chúng ta hiểu rõ hơn về cuốn sách mà mình đang đọc.

Cùng chia sẻ về nội dung cuốn sách

Khi còn nhỏ chúng ta thường có xu hướng học hỏi từ việc đọc sách. Đấy là cả một quá trình thú vị bởi bạn sẽ tự đặt ra những câu hỏi như điều này có nghĩa là gì, nhân vật đang nghĩ gì trong câu chuyện?

Quá trình này cũng tương tự như với người lớn. Tuy nhiên chúng ta thường bỏ bớt đi điều đó bởi vì ngại. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị chúng ta nên tham gia vào các câu lạc bộ để chia sẻ nội dung với người khác. Bằng cách đó chúng ta sẽ phải đọc kỹ càng hơn để thảo luận, để đưa ra ý kiến và quan điểm của mình.

Nhận ra nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề sẽ giúp nhận thức của bản thân sâu sắc hơn.

Thực hành

Đọc kỹ chính là một quá trình và bạn cũng cần thực hành thường xuyên. 

Hãy cố gắng tối ưu tình huống hoặc môi trường xung quanh trở nên hoàn hảo để bạn có thể tập trung vào việc đọc sách của mình. Dù vậy, cuối cùng thực hành vẫn là cách làm cho nó dễ dàng nhất.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 5 lợi ích ít biết của đọc sách

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo nbcnews.com
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm