Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khuyến cáo về sử dụng thuốc an toàn khi mang thai - Phần 1

Khi mang thai, gần như toàn bộ sự quan tâm của bạn sẽ chuyển sang em bé. Tuy nhiên, bản thân bạn cũng cần được quan tâm chăm sóc, đặc biệt là khi bạn bị ốm. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ-CDC, 10 phụ nữ mang thai thì có tới 9 người sẽ phải dùng thuốc vào một thời điểm nào đó của thai kỳ.

FDA đã phân loại các loại thuốc không cần kê đơn và các loại thuốc cần kê đơn thành từng nhóm. Những loại thuốc trong nhóm A, B và C được coi là an toàn để sử dụng trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là vì lợi ích của việc dùng thuốc để điều trị bệnh sẽ lớn hơn nguy cơ do việc không dùng thuốc đem lại. Phân loại cụ thể như sau:

Thuốc nhóm A: Các nghiên cứu có nhóm chứng trên phụ nữ mang thai đã chứng minh rằng những thuốc này không có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Thuốc nhóm B: Nghiên cứu trên động vật chưa chứng minh được các ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi, nhưng cũng chưa có nghiên cứu kiểm chứng tính an toàn trên người. HOẶC nghiên cứu trên động vật cho thấy có các ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi nhưng những ảnh hưởng này chưa được kiểm chứng bởi nghiên cứu trên người trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thuốc nhóm C: Nghiên cứu trên động vật cho thấy các ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi VÀ không có các nghiên cứu có nhóm chứng trên phụ nữ hoặc trên động vật. Các thuốc thuộc nhóm này sẽ được sử dụng một cách thận trọng và chỉ được sử dụng khi cân nhắc kỹ càng cho thấy lợi ích nhiều hơn nguy cơ.

Thuốc nhóm D: Có những bằng chứng cho thấy thuốc gây nguy cơ với thai nhi trên động vật hoặc trên người. Thuốc thuộc nhóm này vẫn có thể được sử dụng nếu lợi ích nhiều hơn nguy cơ, ví dụ như trong trường hợp đe doạ tính mạng.

Thuốc thuộc nhóm X: Nghiên cứu trên người hoặc động vật đã chứng minh được các tác dụng tiêu cực với thai nhi HOẶC các tác dụng tiêu cực đã được chứng minh bằng các nghiên cứu cộng đồng. Nguy cơ xảy ra khi uống thuốc lớn hơn bất cứ lợi ích nào mà thuốc mang lại. Tuyệt đối không được kê đơn cho phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

Thuốc giảm đau hoặc thuốc đau đầu

Paracetamon (thuộc nhóm B) là loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau trong khi mang thai. Loại thuốc này được sử dụng khá rộng rãi và có rất ít tài liệu ghi chép lại các tác động bất lợi của thuốc.

Ngược lại, aspirin và các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) lại là các loại thuốc nên tránh sử dụng trong quá trình mang thai. Các thuốc NSAIDs bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Ketoprofen
  • Naproxen

Nếu bạn bị đau dữ dội, như sau phẫu thuật, bác sỹ có thể sẽ kê đơn sử dụng các thuốc opioid trong thời gian ngắn. Khi được sử dụng đúng chỉ dẫn, các thuốc này sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nguyên nhân là vì sử dụng opioid trong quá trình mang thai sẽ có thể đem lại nguy cơ mắc hội chứng cai sau khi sinh.

Thuốc cảm lạnh

Các thuốc cảm lạnh chưa được nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng trong quá trình mang thai. Một số bác sỹ gợi ý rằng, nên đợi sau khi thai đã được 12 tuần mới sử dụng thuốc cảm lạnh để hạn chế tối đa các tác động bất lợi lên em bé.

Các loại thuốc cảm lạnh có thể sử dụng được bao gồm:

  • Các loại siro ho đơn giản
  • Siro ho có chứa dextromethorphan (thuốc loại C) hoặc  dextromethorphan-guaifenesin (thuốc loại C)
  • Thuốc ho long đờm sử dụng ban ngày
  • Thuốc giảm ho vào ban đêm
  • Paracetamol (thuốc loại B) để hạ sốt và giảm đau.

Các bác sỹ thường khuyên phụ nữ nên thử các biện pháp điều trị tại nhà trước khi dùng thuốc điều trị cảm lạnh, ví dụ như:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống đủ nước thông qua việc uống nước lọc và các loại nước ấm, ví dụ như trà hoặc nước súp
  • Nhỏ nước muối vào mũi để chống ngạt mũi
  • Làm ẩm không khí trong phòng
  • Sử dụng menthol chà xát lên ngực
  • Súc miệng bằng thuốc ho hoặc thuốc ngậm ho

Ợ nóng và trào ngược axit

Các thuốc kháng axit không cần kê đơn có chứa acid alginic, muối nhôm, magie và canxi thường được coi là an toàn khi mang thai, bao gồm:

Các thuốc có chứa nhôm hydroxit-magie hydroxit (thuốc nhóm B)

  • Canxi carbonate (thuốc nhóm C)
  • Simethicone (thuốc nhóm C)
  • Famotidine (thuốc nhóm B)

Với tình trạng ợ nóng nghiêm trọng, bác sỹ có thể khuyên bạn nên sử dụng các thuốc chẹn H2, ví dụ như:

  • Ranitidine (thuốc nhóm B)
  • Cimetidine (thuốc nhóm B)

Thay đổi lối sống cũng có thể giúp làm giảm tình trạng ợ nóng, bao gồm:

  • Mặc quần áo rộng để không làm tăng áp lực lên vùng bụng
  • Ghi chép lại nhật ký ăn uống để phát hiện ra các loại thực phẩm có thể gây trào ngược
  • Chỉ nằm sau khi ăn 3 tiếng. Tránh ăn ngay trước giờ đi ngủ
  • Ngủ trong tư thế nâng cao đầu
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày.

Trao đổi với bác sỹ nếu tình trạng ợ nóng của bạn trở nên nặng hơn. Trong những trường hợp hiếm gặp, ợ nóng có thể là dấu hiệu của hội chứng HELLP – một biến chứng nghiêm trọng khi mang thai.

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai, chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm