Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Không được bẻ nhỏ viên thuốc, vì sao?

Việc uống thuốc không đúng cách như bẻ nhỏ, nghiền nát, nhai thuốc, mở viên nang con nhộng chỉ lấy thuốc bột bên trong uống... có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Không được bẻ nhỏ viên thuốc, vì sao?

Bẻ nhỏ thuốc dễ gây nguy hiểm

Thuốc dành cho đường uống có 2 loại: Dạng lỏng gồm sirô, nhũ dịch, hỗn dịch, thuốc uống nhỏ giọt; dạng rắn gồm thuốc đóng gói, thuốc cốm, thuốc viên. Riêng thuốc viên lại chia ra viên nén trần, viên nén bao (vỏ bọc là đường hoặc lớp phim mỏng), viên nhộng (còn gọi là viên nang). Cổ họng của người lớn trung bình có đường kính 2cm. Tuy nhiên, một số viên thuốc có thể dày hơn 1cm hoặc rộng 0,5cm, khiến việc nuốt chúng trở nên khó khăn. Hiện không có bất kỳ quy tắc cụ thể nào về hình dạng cũng như kích cỡ của các viên thuốc, và một số nhà sản xuất dường như chẳng mấy quan tâm tới việc viên thuốc của họ sẽ khó nuốt tới mức nào. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có hiệu lực cao, nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra tác dụng mong muốn, nên viên thuốc thường rất nhỏ. Ngược lại, có loại thuốc (như ibuprofen) có hiệu lực thấp, nên phải sử dụng lượng lớn dược chất mới tạo ra được các tác dụng đích, vì vậy viên thuốc có kích thước lớn. Ngoài ra trong viên thuốc thường được hòa trộn với tá dược giúp viên thuốc thực sự hòa tan khi tiếp cận đích. Tùy hoạt chất của thuốc và các tá dược đi kèm để có kích cỡ viên thuốc.

Bẻ nhỏ viên thuốc khi dùng dễ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bẻ nhỏ viên thuốc khi dùng dễ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Sẽ nguy hiểm khi cho rằng có thể đập vụn hoặc bẻ nhỏ các viên thuốc lớn để khiến chúng dễ nuốt hơn hoặc khiến việc uống chúng dễ dàng hơn bằng cách trộn với thức ăn. Hầu hết các viên thuốc đều có lớp vỏ bọc. Các lớp vỏ này lại cần thiết cho dược chất phát huy đúng tác dụng. Đây chính là yếu tố quyết định liệu viên thuốc hoặc viên con nhộng có an toàn để nghiền nát, bẻ vỡ hoặc hòa tan trước khi uống hay không. Phần lớn các dạng thuốc viên nén, nhộng, nang mềm... đều dùng để uống trọn cả viên, không được nghiền nhỏ, nhai nhỏ, bỏ vỏ nhộng, bẻ vụn chia thành nhiều liều... vì các vỏ này có tác dụng bảo vệ thuốc khỏi bị phân hủy bởi dịch axit của dạ dày; bảo vệ viên thuốc khi xuống ruột mới tan; tránh mùi vị khó chịu để dễ uống; có tác dụng để hoạt chất giải phóng từ từ và liên tục khi ở trong cơ thể... Do đó, việc cắt vụn viên thuốc thành các mảnh nhỏ đồng nghĩa với việc dược chất được giải phóng trước thời điểm đáng lẽ cần phát huy tác dụng. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc tăng/giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng. Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm hoặc quá liều.

Với một số bệnh nhân đặc biệt (trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, người cao tuổi), rất khó khi phải uống nguyên viên thuốc. Nhưng không vì thế mà tự ý chia nhỏ thuốc hay nghiền thành bột để uống. Đối với trẻ, dạng thuốc lỏng là thích hợp hơn cả, hoặc cũng có thể dùng dạng thuốc bột đóng gói, thuốc cốm, thuốc viên sủi bọt. Trường hợp người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, người cao tuổi, rất khó nuốt được cả viên thuốc, vì vậy bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc bất đắc dĩ phải dùng giải pháp nhai, nghiền hay bẻ nhỏ viên thuốc và chỉ bác sĩ mới có quyền quyết định việc này.

Những dạng thuốc tuyệt đối không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ

Thuốc dạng phóng thích dược chất kéo dài: Các dạng này có thể được nhận biết nhờ những ký hiệu trên tên thuốc như: 12-hour, 24-hour, CR (phóng thích có kiểm soát), LA (tác dụng kéo dài), Retard (chậm), SR (phóng thích chậm), XL (kéo dài hơn), XR (phóng thích kéo dài), LP (giải phóng kéo dài 8 giờ)... Đây là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc, sẽ phóng thích dược chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài, phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Thuốc bao tan trong ruột: Đây là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tức tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày, ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày... vì vậy cần uống nguyên vẹn cả viên, không được bẻ nhỏ, kể cả nhai, ngậm.

Thuốc viên sủi: Đây là loại thuốc cần được làm tan hoàn toàn trong nước trước khi đưa vào cơ thể. Thuốc dạng sủi là dạng phải giữ nguyên viên, tránh ẩm tốt để giữ nguyên hoạt chất và chỉ uống sau khi hòa tan. Không được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống, sẽ rất hại cho đường tiêu hóa và khi không đủ nước để tan, thuốc không thể phát huy hết tác dụng.

Thuốc ngậm dưới lưỡi: Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc. Việc làm này sẽ vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại thuốc không kê đơn thường bị sử dụng sai - Phần 1Những loại thuốc không kê đơn thường bị sử dụng sai - Phần 2

DS. Nguyễn Thanh Lâm - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm