Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khỏi Covid-19, người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường sau Covid-19 cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cân bằng, duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn.

Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bệnh nhân đái tháo đường và nhiều người bệnh khác đều bị suy giảm sức khỏe sau điều trị Covid-19. Hệ tiêu hóa và các cơ quan hô hấp của người bệnh suy yếu nên dễ mệt mỏi, chán ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, người đái tháo đường từng mắc Covid-19 cần chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp để hồi phục sức khỏe.

Theo bác sỹ Hưng, nguyên tắc cơ bản là kiểm soát chất bột đường, tránh tăng đường huyết sau ăn hoặc hạ đường huyết khi xa bữa ăn, ổn định đường huyết trong ngày và cung cấp vừa phải lượng acid béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.

Hạn chế thức ăn hàm lượng đường cao

Người bệnh nên sử dụng các loại glucid (chất đường bột) phức hợp dưới dạng các loại ngũ cốc nguyên hạt, xay xát dối, các loại hạt, rau và củ; hạn chế các loại đường đơn, đường đôi và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt, nước ép hoa quả... Mọi người cũng cần đảm bảo tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50-60% tổng số năng lượng của suất ăn hoặc trong ngày.

Phối hợp đa dạng các loại thực phẩm

Bữa ăn cần phối hợp đa dạng thức ăn với khoảng 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Suất ăn nên có tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản và đậu đỗ, đậu phụ... Mọi người nên sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối.

Với người mới khỏi bệnh, nên sử dụng protein (chất đạm) có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Các acid amin này sẽ duy trì hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào hàng rào bảo vệ, dịch chuyển và hấp thu chất dinh dưỡng. Người bệnh cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: tim, gan, óc, lòng; nên ăn 2 - 3 bữa cá một tuần, 2 - 3 quả trứng một tuần và uống thêm sữa chuyên biệt cho người bệnh đái tháo đường từ 1 - 2 cốc một ngày, đảm bảo năng lượng từ chất đạm chiếm khoảng 15 - 20% tổng năng lượng suất ăn.

Bác sỹ điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại Trung tâm hồi sức Covid-19 ở Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, ngày 13/9.

(Ảnh: Quỳnh Trần)

Ưu tiên chất béo chưa bão hòa

Tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp nên chiếm khoảng 20-30% tổng năng lượng suất ăn. Người bệnh nên sử dụng chất béo chưa bão hòa do chúng có lợi cho sức khỏe và giảm chất béo bão hòa vì acid béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch. Hạn chế sử dụng mỡ, bơ, nên ăn các acid béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), đậu nành, hướng dương...

Tăng cường rau củ quả và nước

Khẩu phần ăn của người bệnh sau khi điều trị Covid-19 cần tăng lượng rau quả. Các thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, C, D, E... và khoáng chất sắt, kẽm, chất chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống virus, vi khuẩn gây bệnh. Rau quả giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400-600 g cho một người trong một ngày.

Theo bác sỹ Hưng, người bệnh Covid-19 thường bị mất nước và chất điện giải do tình trạng sốt, viêm phổi và nhiễm trùng nên cần tăng bù nước giúp cơ thể mau phục hồi.

Chia nhỏ bữa ăn

Người bệnh đái tháo đường nên ăn ít nhất ba bữa một ngày, chỉ nên chia nhiều bữa khi đường huyết không ổn định. Người bệnh đang điều trị bằng Insulin tác dụng chậm hoặc người có nguy cơ bị hạ đường huyết trong đêm, nên cân nhắc ăn thêm bữa phụ trước khi ngủ.

Sau điều trị Covid-19, người bệnh cũng thường có tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó, đầu bếp cần chú ý cách chế biến, các món ăn cần chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Mọi người hãy ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng để tránh đầy bụng, khó tiêu; thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ giúp ngon miệng hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Người bị tiểu đường cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19?

Chi Lê - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm