Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào tóc mọc trở lại sau hóa trị?

Đối với một số người đã trải qua điều trị ung thư, việc tóc mọc trở lại sau khi hóa trị là dấu hiệu rất có ý nghĩa. Hóa trị tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng đồng thời cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người sẽ mất đi ít nhất một phần tóc khi trải qua hóa trị.

Quá trình mọc tóc sau hóa trị

Quá trình tóc mọc lại chậm nhưng sẽ ổn định và rụng tóc hiếm khi là vĩnh viễn. Sự phát triển của tóc sau khi hóa trị:

  • Rụng tóc có thể diễn ra trên toàn bộ hoặc từng phần ở mái tóc mỗi người, hay với một số người chỉ là tóc trở nên mỏng hoặc dễ gãy hơn.
  • Một số người người có thể thấy tóc sẽ mọc nhanh hơn sau khi hóa trị.
  • Việc tóc mọc lại có thể bắt đầu ngay khi hóa trị không còn tấn công các tế bào khỏe mạnh.
  • Tốc độ tăng trưởng tóc tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và các yếu tố khác, ví dụ như sắc tộc.

Mất bao lâu để tóc bắt đầu mọc sau khi hóa trị?

Các tế bào khỏe mạnh trong các nang tóc hỗ trợ sự phát triển của tóc bị ảnh hưởng bởi điều trị hóa trị. Do đó, những bệnh nhân ung thư được hóa trị liệu có thể bị rụng lông, tóc trên đầu, lông mi, lông mày và những nơi khác trên cơ thể. Rụng tóc thường xảy ra sau 2 tuần điều trị và nghiêm trọng hơn trong 1-2 tháng tiếp. Tóc sẽ không mọc lại ngay sau lần hóa trị cuối cùng. Sự chậm trễ này là do các loại thuốc hóa trị cần thời gian để đào thải ra khỏi cơ thể và ngừng tấn công các tế bào phân chia khỏe mạnh. Hầu hết bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy một lượng tóc mỏng, mờ trong vài tuần sau lần điều trị hóa trị cuối cùng. Và tóc thật bắt đầu mọc trong vòng một hoặc hai tháng sau đó. Có một số nhỏ những người sau hóa trị liệu sẽ không bao giờ mọc lại tóc. Thuốc hóa trị có thể làm rụng tóc vĩnh viễn. Thuốc docetaxel trị ung thư vú có thể gây rụng tóc vĩnh viễn ở một số người.

Mốc thời gian mọc tóc sau hóa trị

Tất cả tóc sẽ trải qua thời gian nghỉ ngơi, trong suốt thời gian không mọc. Hơn nữa, tóc sẽ bị rụng khi tới một độ dài nhất định hoặc khi bị kéo. Mốc thời gian sau đây cho biết những gì xảy ra sau khi hóa trị:

  • 2-3 tuần: Các sợi tóc nhẹ, mảnh
  • 1-2 tháng: Sợi tóc chắc hơn bắt đầu mọc
  • 2-3 tháng: Tóc mọc dài khoảng 2,5 cm
  • 6 tháng: 5-7cm tóc mọc lên, che các mảng hói.
  • 12 tháng: Tóc có thể đã mọc từ 10-15 cm và đủ dài để chải hoặc tạo kiểu

Có thể mất vài năm để nuôi tóc theo kiểu trước đây, đặc biệt là đối với những người đã từng có mái tóc dài.

Kiểu tóc và cấu trúc

Sau khi hóa trị, tóc ban đầu mọc xù mỏng, dựng thẳng rất khó tạo kiểu. Vì tóc rất mỏng nên cũng khó có thể nhìn thấy được từ xa. Một số nang tóc có thể đang trong giai đoạn tăng trưởng tích cực hơn những phần khác, nên độ dài tóc trên đầu của một người có thể thay đổi, làm cho việc tạo kiểu trở nên khó khăn hơn. Ban đầu tóc có thể trông loang lổ hoặc không theo nếp. Theo thời gian, tóc sẽ ổn định và tăng trưởng đều đặn hơn. Nhưng cấu trúc tóc có thể khác với trước đây. Một số người đã khỏi bệnh ung thư có thể có mái tóc trở nên giòn hơn, dễ gãy hoặc không theo nếp, xoăn hơn hoặc thậm chí thay đổi màu sắc. Đôi khi sự thay đổi chất tóc của một người chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên một số trường hợp có thể là vĩnh viễn. Không có cách nào để dự đoán sự thay đổi chất tóc sau hóa trị là vĩnh viễn hay không. Các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao cấu trúc tóc đôi khi thay đổi sau khi hóa trị. Có thể là hóa trị làm hỏng các gen kiểm soát sự phát triển của tóc, hoặc làm thay đổi các nang tóc.

Kích thích mọc tóc sau hóa trị

Chăm sóc tóc tốt có thể giữ cho tóc khỏe mạnh khi mọc lại. Tránh chải hoặc kéo quá nhiều, có thể gây rụng tóc nhiều hơn. Tạo kiểu với máy móc hoặc máy sấy cũng có thể làm hỏng tóc, và có thể làm cho tóc trông mỏng và dễ gãy. Việc sử dụng thuốc để tăng sự phát triển của tóc sau khi hóa trị phần lớn là thử nghiệm. Hầu hết các loại thuốc mọc lại tóc được thiết kế để điều trị cho các nguyên nhân khác gây rụng tóc hơn là hóa trị. Mọi người nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích của việc điều trị mọc lại tóc với bác sĩ nếu thấy lo ngại. Một nghiên cứu năm 2004 trên chuột cho thấy estrogen thoa lên da đầu có thể làm tăng mọc tóc. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy Minoxidil có thể tăng tốc độ mọc lại tóc, hoặc thậm chí giảm rụng tóc trong quá trình hóa trị.

Sử dụng tóc giả

Tóc giả có thể hỗ trợ một người đang chờ tóc mọc lại. Một số tổ chức thậm chí còn tặng tóc giả cho những người bệnh ung thư. Ngoài ra còn có một loại mũ lạnh được phê chuẩn có thể giúp ích trong quá trình hóa trị cho cả nam và nữ, được biết đến với cái tên Digni-Cap, hoạt động bằng cách làm mát da đầu để giảm khả năng rụng tóc ở những người bị ung thư. Tóc mọc lại sau khi hóa trị là một dấu hiệu tích cực về việc cải thiện sức khỏe của người đó. Tuy nhiên, những người đã bị ung thư cần hiểu rằng việc này cũng sẽ mất một khoảng thời gian.

Bài viết tham khảo nguồn: Liệu bạn có bị rụng tóc khi điều trị hóa trị không?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm