Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào bạn có thể bắt đầu tập luyện lại sau khi mắc COVID-19?

Theo các chuyên gia, bạn không nên vội vàng tập luyện lại ngay sau khi mắc COVID-19, điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Trở lại thói quen tập thể dục của bạn sau một chấn thương hoặc đợt mắc bệnh nặng có thể có một số hạn chế nhất định. Nếu bạn quay trở lại tập luyện với tốc độ tối đa và không cho phép cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục, bạn sẽ thực sự mất nhiều thời gian hơn để lấy lại thể lực hoặc thậm chí tệ hơn là dẫn đến chấn thương hoặc tái phát bệnh tật. Tiếp tục hoạt động thể chất nặng sau khi mắc COVID-19 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm cơ tim, đối với những người mắc chứng hậu COVID-19. Dưới đây là tổng quan về các nguyên tắc tập luyện lại sau khi bạn đã mắc bệnh:

  • Không nên tiếp tục tập luyện nếu bệnh nhân bị COVID-19 vẫn có dấu hiệu bị sốt dai dẳng, khó thở khi nghỉ, ho, đau ngực hoặc đánh trống ngực
  • Bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào có bệnh tim mạch hoặc phổi tiềm ẩn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện, ngay cả khi không có triệu chứng
  • Một bệnh nhân khỏe mạnh, không có triệu chứng trong bảy ngày từ khi mắc COVID-19 có thể bắt đầu tiếp tục hoạt động thể chất ở mức 50% cường độ và khối lượng bình thường
  • Nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bệnh nhân đã từng bị COVID-19 bị đau ngực, sốt, đánh trống ngực hoặc khó thở khi tiếp tục tập luyện

Điều quan trọng là phải đeo khẩu trang và cách ly khi tập thể dục trong nhà với những người xung quanh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các hoạt động ngoài trời vẫn an toàn hơn các hoạt động trong nhà (đặc biệt là khi tập thể dục trong nhà tại các phòng gym).

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia cho mọi người trở lại tập thể dục sau khi mắc COVID-19 vừa phải hoặc nhẹ:

1. Không tập thể dục khi bạn vẫn có các triệu chứng của COVID-19

Điều quan trọng nhất cần nhớ là không tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng - sốt, mệt mỏi, khó thở. Thay vào đó, nên đợi cho đến khi hết triệu chứng từ 7 đến 10 ngày trước khi tiếp tục tập thể dục. Việc tập thể dục khi bạn bị ốm hoặc có triệu chứng nhiễm virus không bao giờ là tốt. Nếu bạn tập thể dục khi đang bị nhiễm virus, điều đó có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, có thể dẫn đến các biến chứng khác.

2. Bắt đầu chậm và tăng dần cường độ

Bạn nên bắt đầu tập thể dục như thế nào sau COVID-19 phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bạn trước đó. Đối với hầu hết mọi người, đi bộ là một bài tập tốt, có thể tăng sức bền lên dần dần. Khi bạn đã làm quen với bài tập này trong khoảng thời gian vài tuần, bạn có thể bổ sung bài tập tim mạch cường độ cao hơn, nhưng không nên quá nặng, để nhịp tim không bị tăng quá cao.

3. Lắng nghe cơ thể của bạn - Đặc biệt nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề về tim mạch

Một số trường hợp COVID-19 tạo ra tình trạng viêm dữ dội khắp cơ thể, và một phần của tình trạng viêm đó có thể ảnh hưởng đến cơ tim, gây viêm cơ tim. Bạn có thể phát triển chứng rối loạn nhịp tim, trong đó tim đập không đều, hoặc đôi khi có thể dẫn đến đau tim. Triệu chứng này đã được quan sát thấy ở những người bị COVID-19 trường hợp nghiêm trọng và trung bình.

Có nên tập thể dục khi bạn mắc các triệu chứng hậu COVID-19?

Những người mắc COVID-19 kéo dài có thể bị mệt mỏi quá mức với các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy đau đầu hàng ngày và cảm thấy khó thở khi đi lên xuống cầu thang. Bạn chỉ nên thực hiện các bài tập thở để tăng cường chức năng hô hấp của phổi. Không nên tập thể dục cường độ cao khi còn bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các bài tập thở tốt nhất cho bệnh nhân mắc COVID-19

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Everyday Health) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm