Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mất khứu giác – nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Mất khứu giác là tình trạng không ngửi thấy mùi vị, hoặc không phân biệt rõ ràng được các mùi vị. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, và đặc biệt xuất hiện nhiều hơn trong thời gian đại dịch COVID-19.

Mất khứu giác là như thế nào?

Nếu bạn đã từng gặp phải tình trạng mất khứu giác, bạn sẽ thấy rằng mình không thể nhận ra được nhiều mùi hương khác nhau. Trong tình huống này, bạn có thể sẽ thấy một món thực phẩm nào đó có vị thật nhạt nhẽo, hay thật khó để phân biệt các loại thực phẩm mà bạn biết chắc chắn rằng chúng có mùi hương khác nhau. Mất khứu giác có thể là chỉ mất một phần khả năng nhận biết mùi (hyposmia), hoặc mất hoàn toàn khả năng nhận mùi (anosmia). Đa phần các trường hợp này là tạm thời, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt có thể gặp phải tình trạng mất khứu giác vĩnh viễn – tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

Tình trạng mất khứu giác dù chỉ là một phần nhỏ cũng có thể gây mất hứng thú với việc ăn uống, và trong nhiều trường hợp cực đoan có thể dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là trầm cảm. Một số người trong tình huống này có biện pháp xử lý bằng cách thêm nhiều gia vị hơn để món ăn đậm hơn, song điều này có thể gây tiêu cực đối với sức khỏe – đặc biệt khi thêm nhiều muối trong các món ăn đối với người gặp phải tình trạng tăng huyết áp hoặc bệnh thận. Đương nhiên, khứu giác cũng rất quan trọng trong việc cảnh báo về những nguy hiểm tiềm ẩn như khói hoặc tình trạng thức ăn hư hỏng.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất khứu giác?

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà hầu như ai cũng từng trải qua là tình trạng nghẹt mũi (có thể do cảm lạnh) gây mất khứu giác một phần trong thời gian tạm thời. Tình trạng tắc nghẽn đường thở do polyp trong mũi hoặc nặng hơn là gãy xương mũi cũng có thể là một nguyên nhân. Đối với những người trên 60 tuổi, quá trình lão hóa bình thường cũng có thể gây mất khứu giác.

Vùng mũi và một khu vực ở vòm trên cổ họng có các tế bào đặc biệt có chứa thụ thể mùi. Khi các thụ thể này phát hiện mùi, các tín hiệu sẽ gửi thông điệp đến não. Não bộ xác định mùi cụ thể, và chúng ta sẽ cảm nhận được mùi vị này là như thế nào. Khi gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến một hoặc nhiều quá trình nhận biết mùi vị này (nghẹt mũi, viêm, tổn thương thần kinh hoặc tình trạng chức năng não…), quá trình nhận biết mùi vị sẽ bị ảnh hưởng và khiến chúng ta không nhận ra mùi vị.

Các vấn đề về lớp niêm mạc bên trong mũi gây ra tình trạng mất khứu giác:

  • Viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng mũi và xoang)
  • Viêm xoang mạn tính
  • Tình trạng cảm lạnh thông thường
  • COVID-19
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cúm
  • Viêm mũi không dị ứng (tắc nghẽn mạn tính hoặc hắt hơi không liên quan đến dị ứng)
  • Hút thuốc lá
  • Tắc nghẽn đường mũi do nhiều nguyên nhân khác
Các tình trạng cản trở luồng không khí qua mũi bao gồm:
  • Vách ngăn mũi bị lệch
  • Polyp trong mũi
  • Khối u trong mũi
  • Tổn thương não hoặc dây thần kinh khứu giác

Các vấn đề liên quan đến tổn thương dây thần kinh dẫn đến não hoặc do tổn thương tại não:

  • Tình trạng lão hóa do tuổi tác
  • Bệnh Alzheimer
  • Phình động mạch não
  • Các phẫu thuật não
  • Khối u não
  • Tình trạng tiểu đường
  • Phơi nhiễm/tiếp xúc với hóa chất độc hại
  • Bệnh Huntington
  • Hội chứng Kallmann (một tình trạng di truyền hiếm gặp)
  • Hội chứng Klinefelter (một tình trạng hiếm gặp trong đó nam giới có trên 2 nhiễm sắc thể X trong bộ nhiễm sắc thể giới tính)
  • Rối loạn tâm thần Korsakoff
  • Chứng mất trí nhớ thể Lewy
  • Sử dụng một số loại thuốc đặc biệt (thuốc huyết áp, kháng sinh, thuốc kháng histamine…)
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Chứng Niemann-Pick (một dạng sa sút trí tuệ)
  • Bệnh paget của xương (tình trạng ảnh hưởng đến xương, đôi khi trên khuôn mặt)
  • Bệnh Parkinson
  • Tình trạng dinh dưỡng kém
  • Xạ trị trong ung thư
  • Phẫu thuật chỉnh hình mũi
  • Tâm thần phân liệt
  • Hội chứng Sjogren (một bệnh viêm thường gây khô miệng và mắt)
  • Chấn thương sọ não
  • Các loại thuốc xịt mũi có chứa kẽm, tuy nhiên hiện giờ rất ít trên thị trường
  • Tình trạng thiếu kẽm của cơ thể

‎Trong trường hợp mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm nhiễm xoang, cơ thể có thể tự hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể tiến triển nặng hoặc kéo dài, và cần có sự can thiệp điều trị để giảm nhẹ tình trạng và tránh các hậu quả. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc các phương pháp thủ thuật loại bỏ các bất thường trong mũi gây cản trở đường thở sẽ được sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

Mất khứu giác và COVID-19

Đối với nguyên nhân mất khứu giác do COVID-19, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác vì sao tình trạng này lại xuất hiện. Các chuyên gia y tế trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu về tình trạng này.

Theo một số chuyên gia, các dữ liệu nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng có tới 80% bệnh nhân mắc COVID-19 phải trải qua một số loại rối loạn chủ quan trong khứu giác của bản thân họ. Tuy nhiên, sự rối loạn về khứu giác này thường chỉ là ngắn hạn, và đối với mất khứu giác lâu dài thì tỷ lệ đó nhỏ hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá tình trạng mất khứu giác ở các bệnh nhân mắc COVID-19 và cho thấy rằng chỉ có 15% bệnh nhân COVID-19 gặp phải tình trạng mất khứu giác chỉ trong vòng 60 ngày, trong khi có ít hơn 5% số đối tượng bị mất khứu giác kéo dài (hơn sáu tháng). Rõ ràng, mất khứu giác do COVID-19 hiện tại chỉ là một sự rối loạn tạm thời. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về tình trạng này để xác định rõ nguyên nhân và cách khắc phục hơn.

Bên cạnh đó, một kết quả mà nghiên cứu tìm được thấy rằng những bệnh nhân mắc COVID-19 gặp phải tình trạng mất khứu giác thường có triệu chứng nhẹ hơn so với những người mắc COVID-19 không gặp phải tình trạng này (bao gồm cả việc phải nhập viện hoặc điều trị tích cực). Rõ ràng cần phải đánh giá sâu hơn về tình trạng này bằng các nghiên cứu sâu hơn nữa.

Tóm lại

Mất khứu giác là một tình trạng dễ gặp phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Việc điều trị tình trạng mất khứu giác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng. Do vậy, nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được tư vấn và có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm thông tin: Hậu COVID: triệu chứng và phục hồi

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm