Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ

Một thế hệ trẻ đang có nguy cơ bị tụt hậu lại phía sau vì sự kết hợp giữa thời gian cách ly kéo dài bởi hệ thống y tế và các tác động không cân xứng của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần. Đây là kết quả của một nghiên cứu phân tích mới đây đưa ra các cảnh báo về tình trạng này.

Nghiên cứu ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần của trẻ em trong đại dịch

Theo dữ liệu được phân tích bởi QualityWatch - một chương trình hợp tác giữa Nuffield Trust và Health Foundation tại Anh Quốc cho thấy, tác động của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có về nhu cầu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, trong đó đáng chú ý nhất là các vấn đề liên quan đến rối loạn ăn uống.

Theo các nhà nghiên cứu tại Nuffield Trust cho biết, COVID-19 tác động đến sức khỏe của trẻ theo nhiều cách khác nhau, và các tác động này còn lớn hơn chính sự nguy hiểm của việc lây nhiễm. Mặc dù ít có nguy cơ nhập viện vì nhiễm bệnh, song nhóm đối tượng trẻ nhỏ không thể thoát khỏi sự tổn thương về mặt tinh thần như các nhóm đối tượng khác, bên cạnh cả những vấn đề tiếp cận về dịch vụ y tế liên quan.

Một số phát hiện chính trong nghiên cứu bao gồm:

  • Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021, tại Anh gia tăng tới 81% số lượng lời giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. So với cùng kỳ năm 2019, con số gia tăng chỉ 11%.
  • Đã có hơn 15.000 lượt giới thiệu tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe khẩn cấp cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Cứ 5 trẻ lại có 1 trẻ phải chờ đợi hơn 12 tuần cho một lần hẹn khám tiếp theo trong khi khám sức khỏe tâm thần, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021
  • Số trẻ nhỏ và thanh thiếu niên phải chờ đợi để bắt đầu điều trị tình trạng nghi ngờ có rối loạn ăn uống tăng gấp 4 lần, từ trước đại dịch đến tháng 9 năm 2021
  • Trong đại dịch, số trẻ nhỏ và thanh thiếu niên phải nhập viện tại các khoa cấp cứu chủ yếu vì rối loạn ăn uống đã tăng gấp đôi từ 107 vào tháng 10 năm 2019 lên 214 vào tháng 10 năm 2021.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng vào thời gian mùa đông năm 2021, số lượt khám khẩn cấp từ bác sĩ gia đình cao hơn tới 47% so với mức trước dịch COVID-19, nhưng việc khám thường xuyên là như nhau hoặc thấp hơn so với trước đây. Cùng với đó, việc phải chờ đợi để được chăm sóc tại nhi khoa theo kế hoạch đã tăng 22% trong 7 tháng, so với mức tăng chỉ 17% cho tất cả các dịch vụ trên tất cả bệnh nhân, bao gồm cả người lớn trong cùng thời kỳ.

Vào tháng 11 năm 2021, gần 1.000 trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đã chờ đợi hơn 2 năm cho các dịch vụ tại các bệnh viện nhi. Và vào tháng 11 năm 2021, 15,7% trẻ em dưới 16 tuổi nghi ngờ mắc ung thư đã phải chờ đợi hơn hai tuần gặp để được khám, tăng từ 6% vào tháng 11 năm 2019.

Giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên phải là đối tượng chính, là trung tâm của những chính sách và nỗ lực trong gia đoạn phục hồi sau đại dịch tại bất cứ quốc gia nào. Điều này đặt ra các vấn đề cần xem xét lại kế hoạch mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ về sức khỏe tâm thần, đưa ra giải pháp cho nhu cầu lớn trong thời điểm quan trọng và có những hành động với mục tiêu rõ ràng để giải quyết các tồn đọng. Đây là điều khó, nhưng cấp bách và quan trọng tại bất cứ đâu.

Quả thực, đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề. Theo kết quả ban đầu từ một cuộc khảo sát quốc tế về trẻ em và người trưởng thành ở 21 quốc gia được thực hiện bởi UNICEF và Gallup – đơn vị được đề cập trong Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới năm 2021, trung bình cứ 5 người trong độ tuổi từ 15-24 được khảo sát thì có 1 người cho biết họ cảm thấy chán nản hoặc hầu như không có hứng thú làm bất cứ việc gì. Theo dữ liệu mới nhất, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và băn khoăn về tương lai. Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Trung Quốc hồi đầu năm 2020 được trích dẫn từ Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới đã chỉ ra rằng khoảng 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy sợ hãi và lo âu. 

Những rối loạn tâm thần được chẩn đoán bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ và tâm thần phân liệt có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe, việc học tập, kết quả cuộc sống và năng lực tạo gia thu nhập sau này của trẻ em và thanh thiếu niên.  Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý và có những biện pháp phù hợp cùng với con trẻ để giảm thiểu khả năng xảy ra cũng như các tác hại của vấn đề này.

Một số lời khuyên từ các chuyên gia:

- Nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ, đặc biệt là những bác sĩ tâm lý trẻ em. Cần thường xuyên ở gần trẻ, hỏi trẻ về những điều trẻ nghĩ và cho trẻ thấy là bạn luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với trẻ khi trẻ cần đến bạn. Tạo cho trẻ những cơ hội chia sẻ thật sự cởi mở để trẻ có thể nói hết những gì trẻ suy nghĩ.

- Tự chăm sóc và thiết lập một nhịp sống trong gia đình một cách lạc quan.

- Nếu bố mẹ thể hiện sự tuyệt vọng hoặc sợ hãi tột độ có thể ảnh hưởng đến trẻ. Việc giữ tinh thần lạc quan có thể là một thách thức, đặc biệt nếu đang phải vật lộn với căng thẳng của chính mình như công việc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thu nhập giảm, thậm chí là thất nghiệp... Nhưng hãy cố gắng đưa ra những thông điệp nhất quán rằng một tương lai tươi sáng hơn đang ở phía trước, đại dịch sẽ qua đi, con người sẽ tìm ra cách để sống chung với đại dịch một cách phù hợp nhất, vaccine sẽ được tiêm cho toàn bộ người dân, cuộc sống sẽ mau chóng trở lại bình thường.

- Hãy coi đây là một cơ hội để nghỉ ngơi, chia sẻ thời gian với con cái, tìm ra những sự thay đổi, đổi mới so với trước, đó là một thử thách nhưng cũng là một cơ hội mới.

- Dành thời gian chơi với con như chơi các môn thể thao cầu lông, cờ vua, cá ngựa, chạy bộ thể dục, tập thư giãn, có những hoạt động tập thể cả gia đình, cùng xem một bộ phim hay, cùng chạy bộ hay những hoạt động thể thao ngoài trời khác… sẽ giúp trẻ cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Đối với tầng vĩ mô, đầu tư khẩn cấp cho sức khỏe tâm thần của trẻ em và trẻ vị thành niên không chỉ trong ngành y tế mà còn nhiều ngành khác, nhằm hỗ trợ phương pháp tiếp cận toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, thúc đẩy và chăm sóc. 

- Tích hợp và nhân rộng các can thiệp dựa trên bằng chứng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội, bao gồm các chương trình nuôi dạy con cái đóng vai trò thúc đẩy chăm sóc nuôi dưỡng mang tính đáp ứng và hỗ trợ sức khỏe tâm thần của cha mẹ và người chăm sóc; đảm bảo các trường học hỗ trợ sức khỏe tâm thần thông qua các dịch vụ chất lượng và những mối quan hệ tích cực.

- Phá vỡ sự im lặng xoay quanh bệnh lý về tâm thần thông qua việc giải quyết sự kỳ thị, thúc đẩy hiểu biết tốt hơn về sức khỏe tâm thần và nhìn nhận những trải nghiệm của trẻ em và thanh thiếu niên một cách nghiêm túc.

Sức khỏe tâm thần cũng giống như sức khỏe thể chất là một trạng thái tích cực - nó làm nền tảng cho khả năng suy nghĩ, cảm nhận, học hỏi, làm việc, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và đóng góp cho cộng đồng và thế giới.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tổn thương phổi vĩnh viễn hậu COVID-19

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo BMJ) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm