Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cúm mùa và nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy cúm mùa làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Bài viết dưới đây của TS.BS Phạm Như Hùng - Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, sẽ đề cập đến vấn đề bị bỏ qua nhiều năm qua ở nước ta trong chăm sóc sức khỏe tim mạch.

Trong những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, thời tiết các tỉnh phía bắc có độ ẩm rất cao là tiền đề cho cúm mùa hoạt động. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch bị mắc cúm. Mùa này cũng là mùa mà các bệnh lý tim mạch tăng cao nhất trong năm.

Không thể phủ nhận là nhiều năm qua chúng ta coi cúm mùa là hoàn toàn bình thường và ít được chú ý, kể cả những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy cúm mùa làm tăng nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Bài viết này tôi đề cập đến một vấn đề bị bỏ qua nhiều năm qua ở nước ta trong chăm sóc sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu cho thấy cúm mùa làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.

(Ảnh minh hoạ)

1. Cúm ảnh hưởng như thế nào lên bệnh tim mạch?

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa bệnh lý tim mạch và cúm mùa. Tử vong tim mạch và cúm mùa có đỉnh cùng thời gian với nhau và chúng ta sẽ gặp nhiều nhất vào mùa này trong năm. Bệnh nhân bị cúm có nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với không bị cúm. Thời gian này trong năm cũng là thời gian gặp nhiều ca nhồi máu cơ tim nhất. Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2020 cũng cho thấy trên 300.000 bệnh nhân nhập viện do cúm thì có 11,5% bệnh nhân có biến chứng tim mạch nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy 31% những bệnh nhân này cần chăm sóc tim mạch đặc biệt và 7% tử vong.

Lý do cúm ảnh hưởng lên hệ thống tim mạch qua đáp ứng của phản ứng viêm đối với cơ thể. Khi viêm nhiễm xuất hiện, các tế bào máu tăng hoạt động dễ hình thành nên các huyết khối trong lòng mạch. Nó cũng làm phản ứng tăng huyết áp. Nó rất dễ làm nứt vỡ các mảng xơ vữa trong lòng mạch gây ra nghẽn dòng máu gây ra tắc mạch ở tim và não. Các biến chứng khác nữa của virus cúm gây ra viêm đường hô hấp làm viêm nhiễm ở phổi gây ra khó thở đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch. Nó làm cho bệnh nhân suy tim và rối loạn nhịp trở nên tồi tệ hơn. Thêm nữa một số virus có thể đánh vào cơ tim và màng tim gây những vết sẹo ở tim và có thể dẫn tới rối loạn nhịp hoặc suy tim sau này. Một số virus gây viêm cơ tim có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm thậm trí có nguy cơ tử vong.

2. Triệu chứng và điều trị

Các triệu chứng cúm thường bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, đau khắp mình mẩy, đau đầu, mệt mỏi. Một số người có thể có triệu chứng buồn nôn, ỉa chảy. Những triệu chứng này thường gặp hơn ở trẻ em.

Điều trị cúm bao gồm các thuốc hạ sốt, các thuốc nâng cao thể trạng như các thuốc vitamin, một số bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus nên được dùng sớm trong 48 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên.

Người bị cúm nên dự trữ thuốc tim mạch ít nhất 2 tuần.

(Ảnh minh hoạ)

3. Các lưu ý ở bệnh nhân cúm có bệnh tim mạch

Chúng ta nên dự trữ các thuốc về tim mạch cho chúng ta ít nhất là 2 tuần khi bị cúm. Không nên dừng các thuốc tim mạch đang dùng khi không có tham khảo từ các bác sĩ điều trị cho bạn. Những bệnh nhân suy tim nên chú ý triệu chứng khó thở. Những thay đổi về triệu chứng khó thở nên đến khám ngay khi cần thiết.

4. Những trường hợp nào nên được nhập viện sớm khi có cúm?

Những bệnh nhân tim mạch khi bị cúm có những triệu chứng sau đây nên đi khám ngay lập tức:

Với trẻ em:

  • Thấy có khó thở;

  • Môi hoặc mặt xanh tím;

  • Co xương sườn mỗi khi thở;

  • Đau ngực;

  • Đau cơ nhiều (trẻ sợ không dám đi lại);

  • Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, môi khô, khóc không có nước mắt);

  • Co giật;

  • Không giao tiếp khi thức;

  • Sốt trên 40 độ;

  • Sốt hoặc ho sau khi đã đỡ lại có triệu chứng quay trở lại hoặc các triệu chứng này càng tồi đi;

  • Các dấu hiệu bệnh tim nặng thêm.

Với người lớn:

  • Khó thở;

  • Đau ngực dai dẳng;

  • Choáng váng, lẫn, đánh thức không dậy;

  • Co giật;

  • Không đi tiểu;

  • Đau cơ nhiều;

  • Mệt nhiều không tự đứng được;

  • Sốt hoặc ho sau khi đã đỡ lại có triệu chứng quay trở lại hoặc các triệu chứng này càng tồi đi;

  • Các dấu hiệu bệnh tim nặng thêm.

5. Bệnh nhân tim mạch làm cách nào để phòng tránh cúm mùa và để các triệu chứng không nặng nề khi mắc cúm?

Vaccine phòng cúm là cách tốt nhất cho bệnh nhân tim mạch vì họ có nguy cơ cao các biến chứng do cúm gây ra. Tiêm chủng vaccine cho thấy làm thấp các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân có bệnh tim, đặc biệt những người có bệnh tim nặng trong những năm gần đây. Tiêm vaccine thường sẽ thay đổi theo mỗi mùa theo sự thay đổi của virus. Thường 6 tháng mỗi lần nên được tiêm chủng vaccine ở những bệnh nhân tim mạch hoặc ở người lớn tuổi. Thời gian lý tưởng nhất để tiêm thường là cuối tháng 10.

Ngoài ra những bệnh nhân tim mạch nên có những cách dự phòng hàng ngày như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người sốt hoặc ốm. Dùng các thuốc tim mạch đầy đủ. Tập luyện và tránh các căng thẳng. Chế độ ăn đủ chất.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đỉnh điểm cúm mùa: Người dân có nên đổ xô đi mua thuốc Tamiflu?

TS.BS. Phạm Như Hùng - Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm