Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn chi tiết sơ cứu cho người bị ngạt

Sơ cứu ban đầu là rất quan trọng để cứu sống người khác. Bạn có thể tiến hành sơ cứu sau một chấn thương, sự cố hoặc thương tích đe dọa đến tính mạng trước khi nhận được sự giúp đỡ của các dịch vụ y tế.

Bài viết này hướng dẫn bạn cách tiến hành sơ cứu, tại sao phải sơ cứu càng sớm càng tốt và vai trò của vị trí hồi phục và hô hấp nhân tạo trong việc cứu sống người khác.

Thông tin nhanh về sơ cứu

  • Mục đích của sơ cứu là để bảo toàn tính mạng, ngăn ngừa tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục
  • Vị trí phục hồi phù hợp giúp giảm thiểu chấn thương
  • CPR là viết tắt của hồi sinh tim phổi. Nó giúp duy trì dòng chảy của máu cung cấp oxy
  • Trong khi ép ngực, bạn có thể nghe thấy tiếng nứt. Điều này là bình thường.

Cách thực hành sơ cứu

  • Đường thở (Airway): Đảm bảo đường thở được thông thoáng. Nghẹt thở do tắc nghẽn đường thở có thể gây tử vong
  • Hít thở (Breathing): Khi đường thở đã thông thoáng, hãy xác định xem người đó có thể thở được hay không, và nếu cần thiết, hãy hô hấp nhân tạo cho họ
  • Tuần hoàn (Circulation): Nếu người trong tình trạng cấp cứu không thở được thì người sơ cứu phải tiến hành ép ngực và hô hấp nhân tạo cho họ. Việc ép ngực sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu. Trong những trường hợp khẩn cấp không nguy hiểm đến tính mạng, người sơ cứu cần kiểm tra mạch của nạn nhân

Quy trình trên được gọi là ABC. Ngay sau khi ABC đã được đảm bảo, người sơ cứu sau đó có thể tập trung vào bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung nào.

Quy trình thực hiện hồi sức tim - phổi (CPR)

Các bước thực hiện CPR đối với người trường thành cụ thể và chi tiết như sau:

Ép ngực

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một bề mặt chắc chắn, người thực hiện CPR quỳ bên cạnh.
  • Đặt lòng bàn tay của mình lên giữa ngực, giữa hai núm vú của bệnh nhân. Tay kia đặt nằm trên bàn tay đầu tiên sau đó tiến hành ấn thẳng xuống ngực ít nhất 5cm với tốc độ 100 đến 120 lần một phút.

Làm thông đường thở

  • Tiến hành làm thông thoáng đường thở của bệnh nhân bằng cách ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên.
  • Kiểm tra nhịp thở trong vòng 10 giây, quan sát chuyển động lồng ngực, cảm nhận nhịp thở của nạn nhân. Trường hợp bệnh nhân không thở bình thường bạn hãy thực hiện hô hấp nhân tạo nếu biết cách. Trường hợp bạn không được hướng dẫn hô hấp nhân tạo hãy tiếp tục ép ngực và đợi nhân viên y tế.

Hô hấp nhân tạo

  • Hô hấp nhân tạo được tiến hành thông qua cách thổi không khí vào miệng, mũi.
  • Khi đường thở thông, bạn tiến hành bịt mũi nạn nhân để họ hít thở bằng miệng. Sau đó đưa miệng của bạn vào miệng bệnh nhân và thực hiện hô hấp nhân tạo.

Một chu kỳ CPR bao gồm 30 lần ép ngực và 2 lần hít thở. Lưu ý cẩn thận không thổi quá nhiều hoặc cố gắng hết sức gây tổn thương cho bệnh nhân. Bạn nên tiếp tục thực hiện CPR cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu cử động hoặc nhân viên y tế đến.

Các bước tiến hành CPR đối với trẻ em

Đối với trẻ em các bước thực hiện CPR cũng tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên nên lưu ý trẻ em có sức khỏe yếu hơn nên lực thực hiện các động tác CPR bạn nên nhẹ nhàng hơn, nhằm tránh tổn thương lên ngực trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm