Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải

Trong khi sơ cứu, nhiều người có thể vì quá hoảng hốt hoặc vội vàng mà mắc phải những sai lầm nguy hiểm.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 1

Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi: Nhiều người có thói quen ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi, tuy nhiên hành động này có thể khiến máu chảy ngược vào họng, thậm chí làm bạn nôn ra máu. Thay vì ngửa đầu, hãy cúi người về phía trước và bóp nhẹ đầu mũi.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 2

Chườm bơ hoặc đá lạnh lên vết bỏng: Việc thoa bơ hay kem đánh răng lên vết bỏng có thể khóa nhiệt ở vùng da tổn thương, khiến vết bỏng càng sâu hơn. Chườm đá lên vết bỏng cũng không có tác dụng, vì đá có thể làm da quá lạnh so với cần thiết. Tốt nhất là bạn nên xả nước mát lên vết bỏng trong 10 - 20 phút, sau đó băng lại và đến gặp bác sĩ.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 3

Di chuyển người bị chấn thương nặng: Đối với những ca chấn thương nặng do tai nạn giao thông hoặc do chơi thể thao, việc di chuyển người bị thương không đúng cách có thể khiến chấn thương càng nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên gọi xe cứu thương để các bác sĩ chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 4

Dùng nước bọt để làm sạch vết xước: Nhiều người tin rằng nước bọt có thể rửa trôi vi khuẩn, nhưng sự thật thì ngược lại. Khoang miệng chúng ta chứa vô số các vi khuẩn có hại có thể gây nhiễm trùng vết thương hở. Tốt nhất bạn nên vệ sinh vết thương hở bằng nước sạch hoặc nước muối tiệt trùng.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 5

Dùng thuốc Benadryl khi bị dị ứng nặng: Đây là một sai lầm có thể dẫn đến tử vong. Thuốc Benadryl cần 30 - 60 phút để có tác dụng, thế là quá lâu đối với trường hợp sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một tình huống y tế khẩn cấp cần được điều trị bằng epinephrine ngay.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 6

Rửa chiếc răng bị rụng: Hầu hết chúng ta không biết phải làm gì khi bị rụng răng (không phải do thay răng sữa). Nhiều người có thể sẽ nghĩ đến việc rửa sạch chiếc răng đó, nhưng việc này có thể làm hỏng răng. Thay vào đó, hãy thả răng vào một cốc sữa và đem đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 7

Chườm nóng khi bị bong gân hoặc gãy xương: Việc chườm nóng lên vị trí bong gân hoặc gãy xương có thể khiến tình trạng viêm càng tệ hơn, vì nhiệt độ đẩy mạnh lưu thông máu, làm tăng tình trạng sưng phù. Trong các trường hợp này, hãy luôn chườm lạnh trước.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 8

Cố gắng loại bỏ dị vật trong mắt: Việc dụi mắt hoặc dùng ngón tay để lấy dị vật trong mắt có thể làm dị vật cọ sát với mắt gây tổn thương mắt nghiêm trọng hoặc gây nhiễm trùng mắt. Ngoại lệ duy nhất là khi bạn bị dính hóa chất vào mắt; khi đó, hãy dùng nước để rửa mắt trong vòng 15 phút. Khi bị dị vật như bụi bẩn bay vào mắt, hãy băng mắt lại và đến cơ sở y tế gần nhất.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 9

Tháo băng gạc từ vết thương đang chảy máu: Dù băng gạc đã đẫm máu, bạn cũng không nên tháo băng để thay mới. Đó là bởi các nhân tố làm đông máu trong phần máu đã chảy ra sẽ giúp vết thương ngừng chảy máu; việc loại bỏ băng gạc cũ có thể làm mất tác dụng này và khiến vết thương bắt đầu chảy máu lại.

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải - 10

Không đến bệnh viện sau khi gặp tai nạn giao thông: Dù ngay lúc gặp tai nạn, bạn không thấy đau đớn gì, thì điều đó cũng không có nghĩa bạn không bị thương. Bạn có thể mất 10 phút tới 2 tiếng đồng hồ để bắt đầu cảm nhận được chấn thương. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sau khi gặp tai nạn giao thông để phát hiện sớm những chấn thương bên trong.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguy hiểm sốc phản vệ ở trẻ em.

NGỌC DIỆP - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm