Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hormone có thể ảnh hưởng đến cân nặng

Dinh dưỡng tốt và một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn khôi phục sự cân bằng hormone

Cơ thể bạn dựa vào hệ thống tuyến nội tiết phức tạp, hormone và những phản hồi nội sinh lặp đi lặp lại để giữ cho cân nặng chúng ta ở mức nhất định. Hệ thống quản lý cân nặng luôn làm việc theo cách tự động hàng ngày. Nhưng nếu bạn bị thừa cân và đang có ý định giảm cân mà cân nặng nhúc nhích một cách chậm chạp, bạn sẽ tự hỏi liệu hormone của mình có bị mất cân bằng không? Những loại hormone gây đói và thèm ăn, hormone sinh dục, hormone căng thẳng, hormone kiểm soát đường huyết- chúng có hoạt động trơn tru không?

Hormone dao động

Sự dao động hormone trong khoảng bình thường có thể ảnh hưởng rất nhỏ đến cân nặng. Ví dụ, bạn có thể tăng thêm vài cân khi mãn kinh nhưng không có nghĩa là hormone cần phải cố định theo một cách nào đó.

Có rất nhiều loại hormone tham gia vào sự điều chỉnh cân nặng, nhưng để lập luận chúng gây ra sự tăng giảm cân của con người thì nghĩa là phải chỉ được đích danh một loại hormone gây ra tình trạng của bạn. Nhưng điều đó không đúng với hormone. Tuy nhiên trong một số bệnh nhất định có sự tham gia của hormone có thể dẫn đến sự thay đổi cân nặng cơ thể. Ví dụ Cushing và cường giáp là những bệnh rối loạn hormone gây ra sự thay đổi cân nặng. Điều này có thể dễ dàng quan sát thấy. Bạn có nồng độ tuyến giáp quá thấp hoặc quá nhiều cortisol bạn sẽ tăng cân. Nhưng đây là trong trường hợp bị bệnh không phải là nguyên nhân thường gặp gây ra béo phì.

Hormone và các chức năng của chúng

Hormone đói và vị giác

Bạn cảm thấy đói cồn cào hay đã no? Leptin và ghrelin đóng vai trò lớn trong cảm giác đói và thèm ăn. Leptin là hormone điều chỉnh trọng lượng cơ thể được tạo ra bởi các mô mỡ. Leptin luôn được coi là phanh hãm tăng cân- giúp bạn gầy đi. Vì vậy khi bạn tăng cân mức leptin của bạn sẽ tăng lên để chống lại điều đó, để giữ cho bạn có cân nặng bình thường.

Nhưng đừng cho rằng nồng độ leptin thấp góp phần gây ra béo phì. Những người béo phì thực sự không thiếu leptin. Họ có thể có nồng độ leptin cao nhưng kháng leptin không xảy ra ở những người béo phì. Thực tế thì chúng ta không thể hiểu trực tiếp hệ thống leptin như vậy. Nếu bạn tập thể dục và ăn ít và giảm được cân thì nồng độ leptin sẽ giảm xuống. Nhưng đó không phải là lý do khiến bạn giảm cân.

Ghrelin được giải phóng bởi dạ dày để kích thích sự thèm ăn của bạn, tăng lượng ăn và thúc đẩy quá trình dự trữ chất béo. Ghrelin là hormone đói của chúng ta, kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng, hormone này phân hủy chất béo trong có thể và thúc đẩy quá trình thành cơ bắp.

Kiểm soát đường huyết

Insulin và cortisol điều hòa đường máu.

Insulin

Insulin được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin giúp vận chuyển glucose vào cơ thể để làm nguyên liệu-hoặc giúp dự trữ mỡ cơ thể. Độ nhạy cảm với insulin là phương pháp đánh giá cơ thể đáp ứng như thế nào. Vì bạn tăng quá nhiều cân theo thời gian, sự nhạy cảm insulin suy giảm và chuyển đến giai đoạn kháng insulin – đó là khi tế bào mất khi sự đáp ứng của chúng với insulin. Kháng insulin chính là nguyên nhân gây ra tiểu đường typ 2.

Cortisol

Cortisol một hormone tuyến thượng thận, tuần hoàn toàn cơ thể. Thường được gọi là hormone stress bởi vai trò của chúng trong đáp ứng “chống trả hay chạy trốn” trong các trường hợp stress. Cortisol ảnh hưởng đến nồng độ đường máu. Chúng giải phóng thông qua ba hệ thống, dưới đồi-tuyến yên và tuyến thượng thận. Khiến có thể giải phóng nhiều cortisol hơn. Liệu khi bạn bị stress, chấn thương hoặc gặp nguy hiểm, cortisol giúp chúng ta huy động các nguồn nhiên liệu trong cơ thể để tạo ra năng lượng. Và chúng ta cần cortisol trong thời gian stress, nhiễm trùng và bệnh tật nhưng cortisol quá cao trong thời gian dài sẽ phản tác dụng thay vì chống viêm thì chúng là tác nhân gây viêm. Những người bị stress sẽ làm tăng lượng cortisol và do đó có thể dẫn đến tăng cân. Nhưng không nhiều bằng chứng chỉ ra đây là cơ chế chính gây ra tăng cân. Vậy là ý tưởng ngăn chặn tăng cortisol cũng không khả thi.

Cách tốt nhất vẫn là kiểm soát được stress, nghĩa là tinh thần bạn phải hoàn toàn thoải mái thì việc giảm cân mới đạt được kết quả.

Hormone giới tính

Estrogen và testosterone là những hormone chính của nữ và nam giới. Hai hormone này có mối liên quan phức tạp với cân nặng. Người ta thấy những người có testosterone thấp thường tăng cân và tăng lượng testosterone giúp tăng các thông số trao đổi chất. Các tác động này quá nhỏ vì vậy không thể xê dịch được lượng lớn cân nặng.

Estrogen

Estrogen đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và sức khỏe nói chung. Estrogen rõ ràng là có nhiều chức năng hơn là việc chỉ là hormone giới tính. Hormone này giúp bảo tồn sức khỏe xương, trí nhớ và nhận thức, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đóng vai trò quan trọng trong nhạy cảm insulin. Nam giới cũng như nữ giới đều bị ảnh hưởng bởi estrogen. Cơ thể nam giới có thể chuyển testosterone thành estradiol- một tiền chất của estrogen. Quá nhiều hoặc quá ít estrogen ở nam giới đều có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu như tăng mỡ bụng, sưng vú hoặc nữ hóa tuyến vú.

Testosterone

Testosterone hoạt động theo nhiều cách, phần lớn là giúp đốt mỡ, tăng cơ và tăng năng lượng và kích thích năng lượng và khoái cảm ở cả nam và nữ giới. Nam giới có các dấu hiệu tăng căn có thể do mất cân bằng hormone giới tính cần thay đổi chế độ ăn đầu tiên. Chỉ cần ăn uống lành mạnh, ăn carbohydrate giàu chất xơ và protein tốt cùng với giảm thiểu stress là điều cực kỳ quan trọng.

Tuyến giáp

Tuyến giáp nơi sản xuất ra hormone tuyến giáp giúp kiểm soát tỷ lệ chuyển hóa -nghĩa là đốt calo nhanh hay chậm, Hormone tuyến giáp được giải phóng ra để điều hòa các hormone sản xuất từ vùng dưới đồi và tuyến yên. Cường giáp hoặc thiểu giáp đều có thể được điều trị bằng thuốc để giúp tái lập lại lượng hormone bình thường.

Điều trị

Thuốc

Bổ sung hormone không thể cải thiện cũng như có độ an toàn cao đối với người không thực sự cần. Người ta không thể kê đơn bổ sung hormone chỉ với mục đích để giảm cân vì tiềm ẩn quá nhiều nguy hại đến sức khỏe.

GLP-1

Glucagon giống peptide -1 là một hormone có lẽ phù hợp nhất với điều trị giảm cân. GLP-1 là một loại hormone được sản xuất ở đường ruột và giải phóng để đáp ứng với bữa ăn. GLP-1 được cho là có vai trò giúp cơ thể xử lý đồ ăn và duy trì lượng đường máu bằng cách giải phóng insulin và tăng sự nhạy cảm với insulin.

Phương pháp tự nhiên

Một số phương pháp lành mạnh:

  • Tập trung vào thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, hoa quả
  • Tránh tinh bột tinh và đường tinh luyệnnoi
  • Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn và cồn
  • Tiêu thụ đủ protein theo nhu cầu

Tập luyện

Tập luyện đã chứng minh được tác dụng trong giảm cân và điều hòa sản xuất hormone. Những bài tập sử dụng sức nặng có thể (body weight) là những bài tập tốt nhất làm tăng sự nhạy cảm với insulin. Không cần tập quá nhiều nhưng cũng đừng tập quá ít, tập làm sao mà bạn cảm thấy tốt nhất là ổn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu rối loạn hormon khiến mỡ bụng khó giảm và cách khắc phục

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm