Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hói đầu: nguyên nhân gì và làm cách nào để phòng tránh?

Hói đầu là tình trạng khá phổ biến và gây nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng tới sự tự tin và sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có cách nào để khắc phục?

Tóc rụng mỗi ngày

Lông mọc ở khắp mọi nơi trên da, ngoại trừ những vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mí mắt và rốn. Tuy nhiên, không hẳn là lông không mọc ở những nơi đó mà là nhiều sợi lông mịn đến mức chúng ta hầu như không thể nhìn thấy được.

Bản thân tóc cũng là lông. Tóc được tạo thành từ một loại protein gọi là keratin – và hình thành trong các nang tóc ở lớp ngoài của da đầu. Khi các nang tóc tạo ra các tế bào tóc mới, các tế bào cũ sẽ được đẩy ra ngoài qua bề mặt da với tốc độ khoảng 15 centimet mỗi năm. Phần tóc mà chúng ta có thể nhìn thấy thực chất là một chuỗi tế bào sừng đã chết.

Tính trên vùng đầu của người trưởng thành, trung bình có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc – và rụng là khoảng 100 sợi mỗi ngày. Do vậy, việc thấy một vài sợi tóc trên lược không nhất thiết phải là vấn đề nguy hiểm nào cần lưu tâm.

Tại bất kỳ thời điểm nào, có khoảng 90% tóc trên da đầu đều cùng phát triển một lúc. Mỗi nang tóc tuy cùng phát triển song lại có chu kỳ sống riêng biệt, ảnh hưởng bởi tuổi tác, bệnh tật và nhiều yếu tố khác nhau tác động. Vòng đời này được chia thành 3 giai đoạn:
  • Anagen – sự phát triển thường kéo dài từ 2-8 năm
  • Catagen – sự phát triển tóc chuyển tiếp kéo dài khoảnh 2-3 tuần
  • Telogen – giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng 2-3 tháng. Vào cuối giai đoạn này, tóc sẽ rụng đi và một sợi tóc mới sẽ thay thế, bắt đầu lại chuỗi ban đầu. Tuy nhiên, tuổi tác càng cao thì tốc độ mọc tóc sẽ càng chậm lại.

Các kiểu rụng tóc

Có nhiều kiểu rụng tóc, bao gồm:

  • Rụng tóc vô cớ - một tình trạng tóc tự nhiên mỏng dần theo tuổi tác. Nhiều nang tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, trong khi những sợi tóc còn lại mọc với tốc độ chậm và ngắn hơn, số lượng ít hơn.
  • Rụng tóc do thay đổi nội tiết tố – một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Nam giới gặp phải tình trạng này được gọi là chứng hói đầu ở nam giới, có thể bắt đầu xuất hiện tình trạng này ngay từ những năm 20 tuổi. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là những chân tóc bị tụt xuống và dần biết mất khỏi vùng da đầu phía trước – còn gọi là hói vùng trán. Phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên tóc sẽ ko thưa dần cho đến khi 40 tuổi hoặc muộn hơn. Khác với nam giới tóc rụng tập trung vùng trán, tóc phụ nữ rụng và mỏng sẽ dàn trải toàn bộ da đầu, và thường tập trung nhất vùng đỉnh đầu.
  • Rụng tóc từng mảng – thường đột ngột và gây rụng từng mảng lớn ở trẻ nhỏ hay tuổi thanh niên. Tình trạng này có thể dẫn đến hói hoàn toàn (rụng toàn bộ). Tuy nhiên, 90% những người gặp phải tình trạng này sẽ mọc tóc trở lại sau 2 năm
  • Rụng tóc toàn thân – tình trạng rụng toàn bộ lông trên cơ thể bao gồm cả lông mày, lông mi, lông mu,…
  • Trichotillomania – chứng rối loạn tâm lý gặp ở trẻ nhỏ trong đó có hành vi tự nhổ tóc của bản thân.
  • Telogen effluvium – hiện tượng tóc mỏng tạm thời trên da đầu xảy ra trong các thay đổi trong chu kỳ phát triển của sợi tóc. Ở tình trạng này, một số lượng lớn các sợi tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi cùng lúc, khiến tóc cùng mỏng và thưa dần.
  • Sẹo – tình trạng có thể khiến tóc rụng vĩnh viễn. Các tình trạng da bị viêm (viêm mô tế bào, viêm nang lông, mụn trứng cá) và các rối loạn da khác như trong bệnh lupus… thường kéo theo phá hủy khả năng tái tạo tóc.
  • Hành động đặc biệt – như chải tóc mạnh, uốn tóc nóng hay bết tóc quá chặt cũng có thể dẫn đến rụng tóc.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Cho đến nay, vẫn chưa rõ tại sao một số nang tóc lại phát triển hay hoạt động chậm hơn các nang tóc khác trong cùng một da đầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng như:

  • Nội tiết tố - chẳng hạn như nồng độ androgen bất thường
  • Các gen – từ bố hoặc mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái
  • Căng thẳng tâm lý, bệnh tật hay sinh đẻ - có thể gây rụng tóc tạm thời. Bệnh hắc lào, nấm cũng có thể gây rụng tóc. Tình trạng căng thẳng tâm lý cũng có thể khiến rụng tóc.
  • Các loại thuốc – bao gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc tránh thai cũng có thể gây rụng tóc tạm thời.
  • Bỏng, chấn thương hay tia xạ - có thể gây rụng tóc. Trong các trường hợp này, sự phát triển của tóc sẽ bình thường trở lại sau khi vết thương lành – trừ khi sẹo hình thành từ vết thương.
  • Bệnh tự miễn – có thể gây ra rụng tóc từng mảng. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch hoạt động không rõ lý do và gây ra các ảnh hưởng đến nang tóc. Ở hầu hết những người bị rụng tóc từng mảng, tóc sẽ mọc trở lại mặc dù tóc có thể tạm thời mịn và có thể là màu nhạt hơn trước. Tóc sẽ sớm về lại màu và độ dày trở lại bình thường.
  • Các quy trình thẩm mỹ - chẳng hạn như gội đầu thường xuyên, uốn tóc, tẩy tóc có thể góp phần làm mỏng tóc và dẫn đến tóc dễ gãy, rụng. Bện tóc chặt, sử dụng lô cuốn hoặc máy uốn tóc nóng và luồn các lọn tóc quá chặt cũng có thể làm tóc hư tổn và gãy rụng. Tuy nhiên, các thao tác này không gây hói đầu. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ mọc trở lại bình thường nếu ngừng sử dụng hay thực hiện các thao tác này. Bạn cũng không nên để tổn thương nghiêm trọng vì đôi khi điều này cũng có thể gây ra các mảng hói vĩnh viễn.
  • Các vấn đề sức khỏe. Bệnh tuyến giáp, lupus, tiểu đường, thiếu máu do thiếu sắt, rối loạn ăn uống đều có thể gây rụng tóc. Hầu hết các trường hợp khi tình trạng cơ bản được điều trị thì tóc sẽ mọc trở lại bình thường, trừ khi sẹo được hình thành như trong một số dạng lupus hoặc rối loạn nang lông.
  • Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống thiếu hụt protein hoặc thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng cũng có thể gây rụng tóc tạm thời.

Tổng kết

Hói đầu là tình trạng tóc rụng rất nhiều và tạo thành những mảng da đầu trống trơn. Tình trạng hói đầu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên nó gây những tác động tiêu cực đối với cảm xúc và tâm lý của những người mắc phải. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị tình trạng này kịp thời, giúp cải thiện tự tin trong các hoạt động hàng  ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại: Rụng tóc ở trẻ em có đáng lo?

 

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm