Trong bối cảnh dịch bệnh, trẻ đang ngày càng dành ít thời gian ngoài trời hơn so với trước đây. Sự kết giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn và thời gian ở ngoài trời ít hơn thực sự có thể gây hại cho thị lực và khiến chúng có nguy cơ phát triển bệnh cận thị hoặc mức cận thị gia tăng. Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt trong tương lai, bao gồm một số bệnh có thể gây mù lòa.
Nguyên nhân nào gây cận thị?
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem cận thị phát triển và tiến triển như thế nào. Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc sức tập trung của mắt quá mạnh, khiến các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc thay vì rơi trên võng mạc ở điểm vàng, khiến hình ảnh bị mờ. Mặc dù kính thuốc hay kính áp tròng có thể điều chỉnh thị lực của trẻ, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng bị cận thị nặng khiến trẻ có nguy cơ mắc một số vấn đề về mắt, bao gồm bong võng mạc, tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng.
Các vấn đề về hoạt động ngoài trời
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy việc dành thời gian ngoài trời có thể làm chậm sự khởi phát và tiến triển của bệnh cận thị. Tại Đài Loan, học sinh lớp 1 tại các trường được xây dựng chương trình học tăng thời gian hoạt động ngoài trời lên 11 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần ít bị cận thị hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tương tự, ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thêm 40 phút hoạt động ngoài trời mỗi ngày ở trường làm giảm sự phát triển của tật cận thị ở trẻ 6 tuổi trong vòng 3 năm tiếp theo.
Mặc dù không có sự thống nhất về thời gian trẻ em cần ở bên ngoài hay tầm quan trọng của cường độ ánh sáng mà trẻ tiếp xúc, tuy nhiên việc dành thời gian ngoài trời nhiều hơn có thể giúp cân bằng nhiều “công việc khiến mắt phải nhìn gần” hơn theo một nghiên cứu về trẻ em tại Úc cho thấy .
Thời thơ ấu là thời điểm quan trọng để xem xét về cận thị vì trẻ em bị cận thị có xu hướng trở nên cận thị nặng nề hơn theo thời gian. Tuổi khởi phát cận thị là yếu tố dự báo có ý nghĩa nhất về tình trạng cận thị nặng sau này. Trên toàn cầu, tỷ lệ cận thị đang tăng lên. Tỷ lệ cận thị ở trẻ em từ 6-19 tuổi ước tính vào khoảng 40% ở Châu Âu và Bắc Mỹ, và cao hơn ở Châu Á. Vào giữa thế kỷ 20 , các nhà nghiên cứu nghiên cứu xu hướng này đã ước tính rằng khoảng một nửa dân số thế giới có thể bị cận thị.
Tỷ lệ cận thị cao như vậy cũng đi kèm với gánh nặng kinh tế. Khả năng mất năng suất do cận thị là gần 250 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015 trên toàn cầu.
Xây dựng lối sống lành mạnh cho mắt tại nhà
Cha mẹ có thể giúp đỡ con trẻ bằng cách quản lý thời gian sử dụng thiết bị của con mình để hỗ trợ việc giáo dục, trong khi vẫn cần hạn chế các nội dung như hoạt hình hay trò chơi điện tử. Cha mẹ cũng có thể khuyến khích các hoạt động ngoài trời nhiều hơn nhưng vẫn cần đảm bảo giãn cách xã hội.
Có các quy tắc rõ ràng, đặt giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị và phong cách giao tiếp của cha mẹ có liên quan đến thời gian sử dụng thiết bị của trẻ em ít hơn. Cách làm mẫu của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến lượng thời gian xem TV của trẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên dành một giờ hoặc ít hơn mỗi ngày trên các thiết bị số; và trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng các thiết bị số. Liên hiệp Mắt trẻ em khuyến nghị vui chơi ngoài trời hàng ngày, không có thời gian sử dụng màn hình cho trẻ dưới 2 tuổi, tối đa 1-2 giờ mỗi ngày cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi và thời gian sử dụng màn hình có hướng dẫn với thời gian giải lao thường xuyên cho trẻ trên 5 tuổi.
Phụ huynh và giáo viên cũng có thể tham khảo các lời khuyên hữu ích cho sức khỏe mắt từ Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ. Dưới đây là một số khuyến nghị:
Tham khảo thêm thông tin tại: Học online thời Covid-19: Phải làm gì để bảo vệ đôi mắt và thị lực cho trẻ?
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.