Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm phổi trẻ em

Viêm phổi là căn bệnh rất dễ mắc ở trẻ nhỏ đặc biệt trong mùa lạnh. Bệnh tiến triển rất nhanh mà không có triệu chứng đặc hiệu khiến việc nhận biết rất khó khăn và gây hậu quả nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị.

Viêm phổi trẻ em

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh gây nhiễm trùng tại phổi, còn có tên gọi khác là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Phần lớn những ca viêm phổi xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi có nguyên nhân do virus. Đối với trẻ lớn và thiếu niên, hầu hết các trường hợp viêm phổi là do vi khuẩn. Bình thường trẻ có thể bị viêm phổi do virus sau đó bệnh sẽ diễn biến nặng hơn do bội nhiễm vi khuẩn.

Triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng. Các dấu hiệu thường thấy bao gồm:

  • Sốt cao liên tục kéo dài
  • Ho
  • Thở gấp
  • Khó thở
  • Tiếng lạo xạo trong phổi
  • Mất vị giác
  • Nôn mửa do ho hay do nuốt phải nhiều đờm
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Đau bụng, ngực

Xử trí đối với bệnh viêm phổi

Bác sỹ sẽ nghe phổi của trẻ bằng ống nghe và quan sát nhịp thở. Nếu nghi ngờ viêm phổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho trẻ chụp X-quang phổi. Viêm phổi do virus không cần phải điều trị bằng kháng sinh. Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sỹ sẽ chỉ định kháng sinh. Các bác sỹ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Bố mẹ trẻ cần chú ý thực hiện đầy đủ các khuyến cáo sau: 

Hoàn thành liệu trình kháng sinh điều trị  

Nếu trẻ được kê kháng sinh, bạn phải cho trẻ dùng hết đợt kháng sinh được kê ngay cả khi trẻ đã cảm thấy đỡ hơn. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm trùng và giảm nguy cơ kháng kháng sinh.

Theo dõi và điều trị khi trẻ bị sốt

Để làm hạ sốt và điều trị đau cơ, hãy cho trẻ uống paracetamol hay ibuprofen. Các thuốc này có thể sử dụng kèm với kháng sinh do chúng không gây tương tác thuốc. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin.

Cho trẻ ăn và uống đầy đủ

Đảm bảo cho trẻ uống thật nhiều nước. Trẻ có thể có cảm giác chán ăn khi bị ốm, nhưng khi tình trạng nhiễm trùng đã giảm bớt và trẻ bắt đầu hồi phục lại thì trẻ có thể sẽ muốn ăn nhiều trở lại.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

Hãy giữ trẻ tránh xa những khu vực có nhiều người hút thuốc và những chất có thể gây kích ứng phổi khác.

Triệu chứng ho

Trẻ có thể bị ho rất nhiều trước khi tình trạng được cải thiện. Khi tình trạng viêm đã được quản kiểm soát, trẻ thường ho để loại bỏ đờm hay những chất tiết ra ngoài. Cơn ho có thể kéo dài từ 2-3 tuần.

Nhập viện trong trường hợp cần thiết

Hầu hết trẻ em có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng diễn biến quá nặng cần thiết phải cho trẻ điều trị tại bệnh viện. Trẻ có thể phải thởi oxy và điều trị thêm bằng những thuốc khác. Các kháng sinh có thể được sử dụng theo đường tĩnh mạch, sau đó theo đường uống khi trẻ cảm thấy khá hơn.

Khi nào nên cho trẻ đi khám

Hãy cho trẻ đi khám bác sỹ nếu:

  • Trẻ bị ho liên tục từ 3-4 ngày và không có dấu hiệu được cải thiện.
  • Trẻ bị sốt kéo dài từ 2-3 ngày.
  • Trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày sau khi sử dụng kháng sinh.

Hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ:

  • Bị khó thở.
  • Da và/hoặc môi xanh tái.
  • Nôn và không uống được nước.
  • Kiệt sức

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm phổi ở trẻ em: những chú ý quan trọng cho cha mẹ

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2025

    6 câu hỏi thường gặp về hội chứng sau bại liệt

    Hội chứng sau bại liệt là một bệnh lý của hệ thần kinh có khả năng gây teo yếu cơ và dây thần kinh đối với những bệnh nhân sau khi mắc bại liệt từ 15 đến 50 năm.

  • 04/05/2025

    Dị ứng phấn hoa mùa xuân

    Mùa xuân đến, vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của dị ứng phấn hoa.

  • 03/05/2025

    Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

    Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

  • 03/05/2025

    Thực hư thông tin dầu ăn thực vật gây độc hại cho sức khỏe

    Thông tin về sự độc hại của dầu ăn thực vật lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng hoang mang. Chuyên gia y tế khẳng định đây là những thông tin sai lệch, không có cơ sở khoa học.

  • 03/05/2025

    Bàn chân nóng rát: Chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị

    Cảm giác nóng, bỏng rát đau đớn ở bàn chân – hay hội chứng bỏng rát bàn chân có thể do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là tổn thương thần kinh ở chân, còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, thường phát triển ở những người bị tiểu đường. Hầu hết các phương pháp điều trị bỏng rát bàn chân đều tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương thần kinh ở chân và giảm đau. Cùng tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết sau đây!

  • 02/05/2025

    11 lưu ý khi chọn sữa

    Trên thị trường hiện nay, có hàng trăm sản phẩm sữa khác nhau khiến người tiêu dùng băn khoăn không biết nên chọn sữa thế nào cho phù hợp...

  • 02/05/2025

    Hội chứng cơ thể có mùi cá

    Trimethylaminuria (hay hội chứng cơ thể có mùi cá) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa không phổ biến khiến cơ thể có mùi như cá thối. Những người mắc hội chứng này có thể bị trầm cảm và lo âu. Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh. Nhưng vẫn có một số bước nhất định giúp bạn có thể sống chung với bệnh dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

  • 01/05/2025

    7 món ăn vặt lành mạnh giúp kiểm soát cơn đói giữa buổi chiều

    Giữa buổi chiều là thời điểm năng lượng giảm sút và cơn đói lên tiếng, khiến nhiều người thèm những món ăn vặt nhiều đường hoặc dầu mỡ. Để tránh tăng cân và kiểm soát cảm giác thèm ăn, hãy lựa chọn những món ăn lành mạnh, đảm bảo đủ năng lượng mà vẫn 'nhẹ bụng'.

Xem thêm