Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu về kinh nguyệt: Chu kì kinh nguyệt thay đổi như thế nào theo từng độ tuổi - Phần 1

Cách đơn giản để loại bỏ điều cấm kỵ về kinh nguyệt là hãy thẳng thắn nói về chuyện đó, không dùng từ lóng, và không nói giảm nói tránh.

Rũ bỏ điều cấm kỵ

Đây là một thông tin nho nhỏ khá thú vị cho bạn: Courtney Cox là người đầu tiên đặt tên gọi “chu kì kinh nguyệt” trên truyền hình quốc gia của Mỹ vào năm 1985.

Kinh nguyệt vốn là một điều kiêng kị từ rất lâu trước thập niên 80. Quan niệm chung ở rất nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng kinh nguyệt là điều xấu, không nên nhắc đến. Có rất nhiều những tục lệ văn hóa, xã hội, và cả tôn giáo đưa ra những điều được và không được làm trong kì kinh nguyệt và hầu hết trong số đó là cấm kỵ!

Rất may, ngày nay các quan điểm dần dần trở nên cởi mở hơn và kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt được nhìn nhận dưỡi góc độ như một hiện tượng sinh lý bình thường, cần được quan tâm vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe nói chung của người phụ nữ. Các chuyên gia y tế, tâm lý khuyến cáo rằng, cách tốt nhất để loại bỏ điều cấm kỵ về kinh nguyệt đơn giản là thẳng thắn nói về chuyện đó, không dùng từ lóng, không nói giảm nói tránh.

Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm với rất nhiều biểu hiện, trong đó ra máu, đau bụng kinh, thay đổi tâm trạng, buồn bực, cáu gắt... là những biểu hiện thường gặp nhất, và rất khác nhau ở mỗi chị em.

Dưới đây là khuyến cáo của các bác sỹ về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ từ lứa tuổi dậy thì cho tới độ tuổi mãn kinh.

Đừng bỏ qua dấu hiệu đau khi có kinh nguyệt, ngay cả khi bạn còn trẻ

Bạn thường được dạy dỗ, nhắc nhở rằng kinh nguyệt luôn đi kèm với đau: đau bụng, đau lưng, đau tức ngực, đau người... Nhưng cảm giác đau khi có kinh nguyệt không phải bao giờ cũng là bình thường, đôi khi bạn cần quan tâm đến cảm giác đau đớn này.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây trong khoảng thời gian có kinh, đừng ngần ngại đến bác sỹ để kiểm tra:

  • kì kinh đau đớn bất thường
  • đau ở vùng xương chậu nhiều, kéo dài
  • đau lưng dưới
  • đau bụng dưới
  • kì kinh kéo dài
  • máu ra quá nhiều

Những triệu chứng này có thể ám chỉ các rối loạn kinh nguyệt.

Phần lớn các rối loạn kinh nguyệt được chẩn đoán khá muộn, thường là trong độ tuổi 20 hoặc 30. Nhưng điều đó không có nghĩa là các rối loạn mới xảy ra vào thời điểm đó, mà thường đã xẩy ra từ trước đó khá lâu và chỉ đến lúc này, khi bạn đi khám phụ khoa thì bác sỹ mới phát hiện ra. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là: bạn hãy đi khám sớm từ khi có các dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt.

Lứa tuổi thanh thiếu niên: Không có gì phải xấu hổ

Trung bình, các thiếu nữ Mỹ có kinh nguyệt lần đầu tiên vào khoảng 12 tuổi nhưng nếu có sớm hơn hoặc trễ hơn vài tuổi thì cũng là điều bình thường. Các cô gái Việt Nam có kinh nguyệt lần đầu trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi.

Độ tuổi có kinh nguyệt lần đầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: di truyền, chỉ số khối cơ thể (BMI), loại thực phẩm bạn ăn, mức độ tập luyện, vận động và thậm chí cả nơi bạn sống.

Trong một vài năm đầu tiên, chu kì kinh nguyệt sẽ không đều và dễ thay đổi thất thường. Có thể cả vài tháng trời không thấy có kinh, nhưng rồi đột nhiên ngày đèn đỏ đến. Tuy nhiên đó không phải là một điều đáng lo lắng ở giai đoạn này.

Chu kỳ kinh nguyệt được điều phối bởi các hormone trong cơ thể. Tất cả những triệu chứng bạn gặp phải trong kì kinh như: chảy máu, chuột rút, cảm xúc thất thường, đau bụng kinh, đau ngực... đều là hệ quả của lượng hormone dao động trong cơ thể ở các thời điểm khác nhau. Và có 2 hormone trực tiếp ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Do sự hoạt động của 2 hormone này mà bạn có kinh, hoặc cũng có thể không, có thể có kinh nhiều, nhưng cũng có thể chỉ chảy máu nhỏ giọt. 

Estrogen kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung làm cho niêm mạc tử cung dày lên. Đến giữa chu kỳ kinh nguyệt, khi có hiện tượng rụng trứng, thể vàng trong buồng trứng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone, 1 loại hormon có tác dụng kích thích nội mạc tử cung biến đổi để chuẩn bị chờ phôi thai về làm tổ, khi đó cơ thể bước vào trạng thái mang thai. Nếu trong khoảng hai tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thể vàng bị thoái hóa làm lượng hoocmôn progesterone và estrogen giảm mạnh. Sự suy giảm hoocmôn ấy làm cho lớp nội mạc tử cung bong ra, gây chảy máu. Đó chính là chu kỳ kinh nguyệt.  

Chu kỳ kinh nguyệt ở các cô gái tuổi teen rất khác nhau, có thể có cô bé vài tháng mới có kinh 1 lần, nhưng lại có thể có tháng xuất hiện tới 2 chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ tương đối không đều ở tuổi dậy thì, mới có kinh là điều bình thường.

Việc cảm thấy ngại ngùng và bối rối, thậm chí là ức chế về việc có kinh là việc rất thông thường ở những cô bé tuổi teen. Kinh nguyệt khi đó là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và lại liên quan tới bộ phận thầm kín nhất của cơ thể. Có những cô bé rất sợ việc bị dính máu kinh ra quần hay sợ những cơn đau kéo đến. Hơn nữa, các cô bé thường bối rối không biết phải làm gì, nhất là khi có kinh lần đầu tiên.

Vì vậy, cần giáo dục về vệ sinh kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt, sức khỏe sinh sản cho các bé gái sớm, từ trước khi các bé bước vào độ tuổi dậy thì và xuất hiện kỳ kinh đầu tiên. Cha mẹ, chị gái chính là những người thích hợp nhất để làm việc này. Ngoài ra, cha mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sỹ nếu bạn không biết nói như thế nào cho con gái mình hiểu đầy đủ về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt.

 

Độ tuổi 20: Đi vào quỹ đạo

Tuổi 20 của bạn là thời kỳ hoàng kim và cũng là khoảng thời gian cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh con. Đối với hầu hết chị em, giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt của họ là đều đặn nhất.

Khi một người trưởng thành vào giai đoạn kinh nguyệt, cơ thể bắt đầu rụng trứng. Trong giai đoạn này, chu kỳ hàng tháng sẽ đều đặn hơn.

Nhưng nếu bạn ở độ tuổi 20 và đang đọc bài viết này, bạn có thể sẽ nghĩ “không đời nào tôi sẽ có con vào thời điểm này”. Sự thật là ngày nay mọi người cũng đã sinh con muộn hơn.

Đó là lý do tại sao nhiều người ở độ tuổi 20 tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai.Thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh chu kì kinh nguyệt nếu trước đây nó không được đều. Tuy nhiên, có thể mất một thời gian để tìm được đúng loại thuốc tránh thai. Hãy đến gặp bác sỹ sản khoa để khám, tư vấn và lựa chọn đúng loại thuốc tránh thai phù hợp nhất cho riêng bạn.

Thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai an toàn và tốt nhất cho giai đoạn này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai. Trong một số trường hợp, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp tránh thai khác nếu bạn không thể dùng thuốc tránh thai. Các biện pháp tránh thai khác được kể đến là: dùng bao cao su, đặt vòng tránh thai... Và, chỉ bác sỹ sau khi khám kỹ lưỡng mới quyết định biện pháp tránh thai nào phù hợp nhất cho bạn.

Quan hệ tình dục trong kì kinh: Nên hay không nên?

Giai đoạn từ 20-29 tuổi là giai đoạn quan trọng để thích nghi với việc trưởng thành, bao gồm cả việc quan hệ tình dục. Với nhiều người, điều này bao gồm cả việc quyết định xem bản thân họ cảm thấy thế nào về việc quan hệ tình dục khi đang trong kì kinh.

Một số phụ nữ cảm thấy thoải mái về việc quan hệ khi đang có kinh hoặc cảm thấy có nhiều ham muốn vào thời điểm bắt đầu của chu kì. Một số phụ nữ khác thì lại thấy khó chịu và không muốn quan hệ trong những ngày đèn đỏ, do lo ngại việc chảy máu, đau, chướng bụng và chuột rút.

Không nhất thiết phải tránh quan hệ khi đang có kinh. Quan trọng nhất là điều đó có làm cho bạn và bạn tình của bạn cảm thấy thoải mái hay không. 

Khi những triệu chứng có thể nói lên nhiều hơn ta nghĩ

Độ tuổi 20 là thập niên mà nhiều người phát hiện ra những triệu chứng họ gặp phải trong kì kinh lại là dấu hiệu của bệnh lí về kinh nguyệt như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Viêm nội mạc tử cung
  • U xơ
  • Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
  • Chu kì chảy máu bất thường
  • Đau bụng kinh

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng như đau, kinh nguyệt ra rất nhiều, hoặc bất kì triệu chứng nào bạn thấy bất bình thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

(Còn tiếp)

Đón đọc phần tiếp theo tại website của Viện y học ứng dụng Việt Nam: vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu những thay đổi tuổi dậy thì của con gái

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm