Tìm hiểu những thay đổi tuổi dậy thì của con gái
Rất nhiều thay đổi về mặt thể chất, tâm lý sẽ xảy ra trong giai đoạn dậy thì của bé gái. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những thay đổi phổ biến này nhé.
Những thay đổi bên ngoài của tuổi dậy thì
Thay đổi hình dạng cơ thể: Hông và đùi nở rộng, xương chậu tròn hơn và rộng hơn. Cơ thể con gái trở nên mềm mại, nữ tính, rõ nét các đường cong hơn để đáp ứng khả năng mang thai và sinh đẻ trong tương lai.
Sự phát triển của vú: Bầu vú bắt đầu phát triển, núm vú nhô ra, bầu vú lớn dần hơn và tiếp tục phát triển hoàn thiện vào cuối giai đoạn dậy thì, thường là khoảng 18 tuổi. Có thể vú bên này phát triển nhanh hơn bên vú kia một chút. Tuy nhiên các bạn nữ hãy yên tâm rằng điều này xảy ra với rất nhiều cô gái và dần dần sẽ phát triển một cách đều đặn hơn.
Sự bùng nổ tăng trưởng: Các bé gái bước vào tuổi dậy thì sớm hơn so với các bé trai, và do đó 'sự bùng nổ tăng trưởng' của họ đến trước. Tăng trưởng nhanh về chiều cao và cân nặng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì. Một cô gái có thể phát triển chiều cao đến 10cm trong một năm. Sau đó quá trình tăng trưởng bắt đầu chậm lại đáng kể. Hầu hết các bé gái sẽ ngừng phát triển sau khoảng một đến ba năm kể từ giai đoạn đầu dậy thì, thông thường khoảng độ tuổi 18 -20. Trong khi một số khác có thể cao thêm 2-3cm cho đến 21- 23 tuổi. Chân của một bé gái phát triển với tốc độ nhanh chóng, đạt đến kích thước của người lớn nhanh hơn các phần còn lại của cơ thể.
Hệ thống lông tóc: Lông bắt đầu mọc ở những cơ quan mới. Lông mọc ở vùng mu và bẹn theo một cấu trúc hình tam giác, không vượt quá vòm mu. Lông nách mọc sau lông mu. Lông ở chân và đôi khi ở cả trên cánh tay bắt đầu tối màu lại. Một số cô gái thường lo lắng về điều này và bắt đầu chú ý đến việc sử dụng mỹ phẩm hoặc các phương pháp tẩy lông.
Sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài: Các cơ quan sinh dục như âm hộ và âm vật phát triển rõ ràng hơn trong tuổi dậy thì.
Giai đoạn bắt đầu có kinh nguyệt: Ngay sau khi vú và lông mu phát triển, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện. Các bé gái cần được báo trước về điều này vì đối với nhiều bé gái, đó có thể là một cú sốc gây nên sự hoảng sợ lo ngại. Việc học cách vệ sinh kinh nguyệt đúng, sử dụng băng vệ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng (chú ý rằng băng vệ sinh nên được thay ít nhất 3-4 lần trong một ngày, nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng, không mùi, không có cồn...)
Các tuyến mồ hôi tăng hoạt động: Các bé gái lúc này có khuynh hướng đổ mồ hôi nhiều hơn so với trước đây. Mùi cơ thể đặc trưng hơn, đôi khi đòi hỏi sử dụng các chất khử mùi hoặc chống mồ hôi. Tắm rửa hàng ngày và thay quần áo thường xuyên, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm sẽ giảm bớt việc khó chịu vì ra mồ hôi nhiều.
Các vấn đề về da: Một trong những thay đổi khó khăn mà các cô gái có thể phải chịu đựng là việc nổi mụn trên mặt. Tuổi dậy thì khiến làn da dễ nổi mụn vì các tuyến dầu hoạt động tích cực hơn. Cách tốt nhất để đối phó với mụn là giữ cho da mặt luôn sạch sẽ và ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít lại gây ra mụn trứng cá. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống ở các thành phố có mức độ ô nhiễm cao.
Tiết dịch âm đạo: Trước khi xuất hiện kinh nguyệt khoảng sáu tháng đến một năm, các cô gái sẽ thấy xuất hiện dịch tiết âm đạo, thường có màu trắng, trong và hầu như không có mùi. Cần chú ý đến việc thay đồ lót sạch sẽ thường xuyên, sử dụng đồ lót thấm hút để giữ vệ sinh cho vùng kín.
Thèm ăn và tăng trọng lượng: Cảm giác đói và thèm ăn sẽ đến nhiều hơn trong giai đoạn này bởi cơ thể cần nhiều calo hơn để phát triển. Tăng cân là một việc hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của một cô gái đang dậy thì.
Những thay đổi vô hình của tuổi dậy thì
Sự phát triển của các cơ quan sinh dục bên trong sẽ mạnh mẽ nhất vào trong giai đoạn này, cả buồng trứng, tử cung và âm đạo bắt đầu phát triển nhanh và hoàn thiện vào cuối thời kỳ dậy thì. Buồng trứng bắt đầu hoạt động, kích thích sản sinh ra các hoormone sinh dục, làm trứng phát triển và chín trong buồng trứng, tử cung tăng kích thước, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt. Âm đạo phát triển chậm hơn, thành âm đạo giãn ra và trở nên đàn hồi. Lúc này, các cô gái nên tìm hiểu các thông tin về cấu tạo hệ sinh dục nữ, các hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt cũng như quá trình thụ thai, mang thai và sinh nở.
Trên đây là những thay đổi khi dậy thì ở nữ giới mà mỗi bạn gái chúng ta nên tìm hiểu để hiểu biết đúng hơn về cơ thể mình. Quá trình dậy thì vời những thay đổi vượt bậc này hầu hết sẽ diễn ra bình thường. Nếu bạn gái thấy bất cứ điều nào bất thường hoặc có băn khoăn gì, hãy nói chuyện với mẹ, chị hoặc bạn gái, hoặc bác sỹ để có được những lời khuyên đúng đắn nhất. Các bậc cha mẹ cũng nên chú ý về tâm lý và sự thay đổi thể chất của con mình trong thời kỳ dậy thì để giúp đỡ ngay khi cần thiết.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Trò chuyện khi con bước vào tuổi dậy thì
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.