Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt - Phần 1

Có tới 85% phụ nữ gặp phải ít nhất một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, ví dụ như đau quặn bụng, chướng bụng hoặc dễ cáu gắt mỗi khi kinh nguyệt đến. Dưới đây là 10 điều bạn có thể làm để giảm các triệu chứng khó chịu này.

Cải thiện chế độ ăn

Một chế độ ăn nhiều muối có thể gây chướng bụng, nhiều caffein có thể làm bạn thêm cáu bẳn hoặc lo âu, sử dụng đồ uống có cồn có thể làm nặng thêm tình trạng trầm cảm, và quá nhiều đường có thể gây mất ổn định đường huyết cũng như khiến tâm trạng bất ổn hơn.

Vấn đề không chỉ ở việc bạn ăn gì, mà còn là bạn ăn như thế nào. Hãy cố gắng ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt vào tuần lễ trước khi chu kì kinh nguyệt bắt đầu, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Ăn trái cây, rau xanh thường xuyên để tránh gây biến động đường huyết. Và tốt nhất, bạn nên thay đổi chế độ ăn trước khi dùng thuốc điều trị, bởi thay đổi chế độ ăn sẽ tốt cho sức khỏe chung của bạn và không gây ra phản ứng phụ.

Luyện tập nhiều hơn

Luyện tập thể thao nhiều hơn giúp bạn chống lại cả những triệu chứng về thể chất và tinh thần của hội chứng tiền kinh nguyệt. Kể cả khi bạn cảm thấy không có sức sống, thiếu năng lượng thì việc luyện tập vẫn nên được duy trì thường xuyên để hồi phục lại năng lượng đã mất.

Hãy lựa chọn một bài tập yêu thích khiến trái tim bạn đập nhanh hơn. Với hội chứng tiền kinh nguyệt, Trung tâm thông tin Quốc gia về sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ khuyến nghị luyện tập mỗi tuần với cường độ trung bình trong 2,5 giờ, hoặc luyện tập cường độ cao trong 1 giờ 15 phút, hoặc phối hợp cả 2 dạng bài tập trên. Ngoài ra, hãy cố gắng bổ sung thêm 2 bài tập luyện tập sức mạnh mỗi tuần thường xuyên.

Sử dụng vitamin

Vitamin có lợi cho hội chứng tiền kinh nguyệt, đặc biệt là vitamin B6 và vitamin E. Chưa có đủ bằng chứng về việc bổ sung thực phẩm chức năng thực sự có lợi cho hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn có thể thử theo một vài gợi ý dưới đây của Mayo Clinic về bổ sung các dưỡng chất:

  • Canxi: 1.200mg/ngày
  • Magie: 400mg/ngày
  • Vitamin B6: 50 – 100mg/ngày
  • Vitamin E: 400 IU/ngày

Thảo mộc

Các giải pháp từ thảo mộc chưa được chứng minh là có hiệu quả hơn so với các loại thuốc kê đơn. Nhưng kinh nghiệm cho thấy có một số loại thảo mộc có thể làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau quặn bụng và thay đổi cảm xúc.

Thử cân nhắc sử dụng các loại thảo mộc như: black cohosh (thiên ma), dầu hoa anh thảo vào buổi tối, gừng, lá mâm xôi, hoa bồ công anh hoặc kem bôi có chứa progesterone tự nhiên. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ sản phụ khoa để tìm ra loại thảo mộc cũng như thời điểm sử dụng phù hợp nhất với bạn.

Giảm stress

Một điều vô cùng quan trọng là bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc. Hãy cố gắng ngủ nhiều nhất có thể để tình trạng thiếu ngủ sẽ không làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Sau khi đảm bảo giấc ngủ, hãy cố gắng kiểm soát mức độ stress của mình. Bạn có thể tập, càng thường xuyên càng tốt, hít thở sâu, mát xa, ngồi thiền hoặc luyện tập yoga để làm dịu tâm trí và cơ thể trước và ngay khi kỳ kinh nguyệt đến.

(...) còn tiếp

Mời các bạn đón đọc bài viết phần 2 tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ độ tuổi 40

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Health
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm