Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh

Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng của con trẻ. Ngay đầu năm mới, phụ huynh có thể giúp con xây dựng lại thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học theo các gợi ý sau.

Bí quyết nào giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh?

Ăn đúng giờ, đúng bữa

Khi cảm thấy đói bụng, thiếu năng lượng, trẻ em thường sẽ tìm đến những món ăn vặt tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe. Do đó, các bậc cha mẹ nên sớm tạo cho con thói quen ăn uống đúng giờ để đảm bảo nguồn năng lượng tối ưu nhất.

Khác với người lớn, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng. Bằng cách ăn đúng bữa, trẻ sẽ dần hình thành phản xạ, hiểu được cảm giác no - đói và biết cách làm chủ thói quen ăn uống của mình. Ngoài bữa chính, trẻ cũng nên ăn khoảng 2 bữa phụ nếu cần, uống nhiều nước và sữa. Lưu ý rằng cha mẹ cũng không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không đói.

Quan tâm đến bữa sáng

Tập cho con thói quen ăn sáng với những thực phẩm giàu dinh dưỡng

Tập cho con thói quen ăn sáng với những thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp cơ thể và não bộ của trẻ có đủ năng lượng để hoạt động trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, nhịn ăn sáng hoặc bữa sáng không đủ dinh dưỡng có thể làm giảm khả năng tập trung và phản xạ, trẻ dễ buồn ngủ khi học.

Cha mẹ nên cho trẻ khởi đầu ngày mới với bữa sáng nhanh gọn, chứa ít đường, giàu chất xơ như: Bánh mì nướng ăn kèm bơ hạt, bánh muffin…

Trang trí món ăn thú vị

Trẻ sẽ có hứng thú hơn với thực phẩm lành mạnh, các món rau củ quả nếu chúng được cắt thái, bày trí đẹp mắt. Phụ huynh, người chăm sóc có thể dùng các loại khuôn để tạo hình món ăn hấp dẫn, độ lớn vừa phải để trẻ dễ cầm nắm.

Cho trẻ tập vào bếp

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào chế biến thức ăn

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào chế biến thức ăn.

Khi cha mẹ cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn, khả năng cao là trẻ sẽ thích thú ăn những món ăn mình tự tay làm. Tùy theo độ tuổi, trẻ có thể tham gia chế biến một số món ăn đơn giản như bánh mì sandwich, sữa chua hoa quả…

Nấu ăn cùng nhau cũng là hoạt động giúp gắn kết cả gia đình. Ngoài ra, phụ huynh có thể tận dụng thời gian này để hướng dẫn con nhận biết rau củ quả, hiểu về dinh dưỡng của thực phẩm.

Làm các món rau kèm nước chấm, nước sốt

Nếu trẻ thích các món ăn đi kèm nước chấm hay nước sốt, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp này để kích thích trẻ ăn rau. Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn. Phụ huynh nên khuyến khích con ăn những loại rau củ nhiều màu sắc với nước chấm, nước sốt salad mà trẻ ưa thích.

Chuẩn bị hộp cơm trưa cho con

Hộp cơm trưa bắt mắt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ

Hộp cơm trưa bắt mắt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Những hộp cơm trưa nhiều màu sắc, được chia thành từng ngăn nhỏ sẽ giúp trẻ ăn đa dạng nhiều món ăn trong bữa trưa. Ví dụ, người Nhật Bản có cơm hộp bento đặc trưng, là bữa ăn được chuẩn bị sẵn, gồm cơm và các món ăn kèm khác như: Thịt, cá, rau củ... được cho vào một chiếc hộp và sắp xếp, trang trí sao cho hợp lý và đẹp mắt.

Ngay cả khi trẻ không mang cơm đi học, hộp cơm tiện lợi cũng giúp con ăn cơm đúng giờ, đủ chất khi cha mẹ vắng nhà.

Ăn vặt sao cho lành mạnh

Lo ngại trẻ lười vận động dẫn tới tăng cân, béo phì trong mùa dịch, nhiều phụ huynh cấm con tiếp cận đồ ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, việc cấm đoán sẽ chỉ khiến trẻ thèm những món ăn đó hơn.

Thay vào đó, cha mẹ và người thân trong nhà nên cho trẻ ăn vặt một cách điều độ. Bữa nhẹ của trẻ nên có lượng vừa phải, vào những thời điểm nhất định (như cuối tuần). Một số món ăn nhẹ lành mạnh vào buổi chiều với trái cây, các loại hạt, sữa chua… có thể cung cấp năng lượng cho trẻ học tập, làm việc hiệu quả hơn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 10 cách để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Quỳnh Trang (Theo USA Today) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm