1. Thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS).
Trong đa số trường hợp đau bụng kinh, bác sĩ sẽ kê hoặc khuyên bạn nên dùng NSAIDS.
NSAIDS có loại được bày bán rộng rãi không cần kê đơn đơn, như là ibuprofen và aspirin. Nếu những loại thuốc này không hiệu quả, có thể bạn sẽ được kê loại NSAIDS thay thế khác, như naproxen hoặc axit mefenamic.
Những người bị hen suyễn, bệnh ở dạ dày, gan, thận và phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng NSAIDS. Thận trọng khi sử dụng NSAIDS cho trẻ em dưới 16 tuổi. Xin tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ trong trường hợp bạn không chắc liệu NSAIDS có phù hợp với bạn không.
Những loại thuốc giảm đau khác.
Nếu vì bất kì lí do nào đó bạn không uống được NSAIDS hoặc NSAIDS tác dụng không hiệu quả với bạn, bạn có thể chuyển sang loại thuốc giảm đau khác. Paracetamol với ít tác dụng phụ và dễ dàng mua được trên thị trường mà không cần chỉ định là một lựa chọn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng giảm đau bụng kinh của paracetamol không mạnh bằng NSAIDS.
Thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày, với tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung và ức chế tổng hợp prostagladin là chất kích thích tử cung co bóp, là thuốc giảm đau hiệu quả trong trường hợp này.
Niêm mạc tử cung mỏng hơn nên cũng sẽ bong ra ít hơn so với khi niêm mạc tử cung dày, cơ thành tử cung không phải co bóp nhiều và mạnh để tống những mảnh bong này ra mỗi khi chu kì kinh nguyệt đến. Vì thế, kinh nguyệt của bạn cũng ít hơn.
Nếu vì bất kì lí do nào mà bạn không sử dụng được thuốc tránh thai hàng ngày, phương pháp cấy que tránh thai là một lựa chọn thay thế hiệu quả.
2. Các biện pháp khác.
Có nhiều phương pháp khác nhau làm giảm đau bụng kinh ở nhà. Mặc dù không thể hoàn toàn giảm đau, nhưng những biện pháp sau phần nào làm cho bạn dễ chịu hơn mỗi khi kinh nguyệt đến.
3. Đau bụng kinh vì các nguyên nhân bệnh lí.
Nếu sau 3 tháng sử dụng NSAIDS hoặc thuốc tránh thai tổng hợp và vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ giới thiệu bán đi khám chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân bệnh lí có thể mắc phải. Nếu thực sự tồn tại nguyên nhân gây đau bụng khác, phương pháp trị liệu sẽ phụ thuộc tùy theo từng bệnh.
Ví dụ, bệnh viêm cùng chậu (PID) được chữa trị bằng thuốc kháng sinh, trong khi bệnh xơ hóa cần phẫu thuật loại bỏ.
Mặc dù bạn có thể sẽ cần thuốc giảm đau, điều quan trọng vẫn là phải chữa trị nguyên nhân sâu xa gây bệnh.
Tập thể dục thường xuyên ngay sau sinh rất tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp phụ nữ lấy lại vóc dáng thon gọn trong thời gian ngắn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ là một điều vô cùng cần thiết, nó càng trở lên cần thiết khi chúng ta phải sống chung với đại dịch. Nhưng liệu: Chúng ta có đang vị vệ sinh sạch sẽ quá mức cần thiết?
Đậu nành là một thực phẩm quý, ít thức ăn sánh được. Nó có nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng.
Hiện nay, nồi chiên không dầu (NCKD) trở thành một vật dụng rất phổ biến đối với nhiều gia đình, và được nhiều gia đình coi là thiết bị nhà bếp phải có để mang đến những món ăn lành mạnh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự phổ biến tăng vọt của NCKD, nhiều người lại đặt ra câu hỏi liệu nó có thực sự tốt cho sức khỏe hay chỉ là quảng cáo? Chúng có giúp làm giảm hàm lượng chất béo trong các món ăn hay không hay chỉ là chiêu trò bán hàng? Và đặc biệt, chúng có gây ung thư hay không?
Những hiểu lầm nguy hiểm nhưng rất phổ biến dưới đây khiến cho rất nhiều người mắc bệnh ung thư ở trên thế giới cũng như Việt Nam không được chữa khỏi.
Chuyên gia cảnh báo tình trạng đốt quá nhiều hương và vàng mã bị tẩm hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi các quốc gia triển khai vaccine ngăn ngừa COVID-19, câu hỏi được đặt ra là liệu các mũi tiêm có thể ngăn mọi người bị nhiễm hay ngăn lây truyền virus SARS-CoV-2 hay không? Vaccine có thể giúp kiểm soát đại dịch nếu chúng được tiêm trên số người đủ lớn hay không?
Thịt đỏ, hải sản, rượu bia là những loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, sưng.