Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đường thốt nốt và những lợi ích với sức khoẻ - Phần 1

Đường thốt nốt ngày càng được sử dụng phổ biến hơn, như một sự thay thế lành mạnh hơn cho đường tinh luyện.

Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt là tên chung cho các sản phẩm đường chưa tinh luyện, thường được sản xuất tại châu Á và châu Phi. Đường thốt nốt được coi là đường chưa tinh luyện bởi mật đường chưa bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Khoảng 70% lượng đường thốt nốt trên toàn thế giới được sản xuất tại Ấn Độ. Đường thốt nốt thường được sản xuất từ cây mía, tuy nhiên, đường thốt nốt làm từ cây cọ hay cây thốt nốt cũng rất phổ biến ở nhiều quốc gia khác.

Đường thốt nốt được làm như thế nào?

Đường thốt nốt được làm từ phương pháp truyền thống, bắt đầu từ việc ép và chưng cất nước ép cọ, nước ép mía, hay nước ép cây thốt nốt. Quy trình này gồm 3 bước:

  • Ép: cây mía hoặc cọ hoặc thốt nốt được ép để lấy nước hoặc nhựa
  • Làm sạch: nước sau khi ép ra được đựng trong các thùng chứa lớn để các chất cặn lắng xuống đáy. Sau đó được lọc lại để lấy nước trong.
  • Cô đặc: nước sau đó được cho vào một cái chảo rất rộng, phẳng và được đun nóng để cô đặc.

Trong suốt quá trình cô đặc, đường thốt nốt được khuấy đều và các tạp chất được tách ra cho đến khi chỉ còn một dung dịch màu vàng cánh gián. Dung dịch này sau đó được chuyển sang khuôn và làm lạnh để trở thành các viên đường thốt nốt. Màu của đường thốt nốt có thể có màu từ vàng nhạt đến nâu đậm. Màu sắc này rất quan trọng vì màu sắc và cấu trúc của viên đường được sử dụng để đánh giá chất lượng của đường.

Tại Ấn Độ, đường thốt nốt có màu sáng hơn thường được đánh giá có chất lượng tốt hơn và thường có lượng sucrose cao hơn 70%. Đường thốt nốt cũng chứa lượng glucose và fructose ít hơn 10%, với 5% là các khoáng chất. Đường thốt nốt thường được bán dưới dạng viên cứng, nhưng đôi khi cũng được sản xuất dưới dạng lỏng và dạng hạt.

Đường thốt nốt có giàu dinh dưỡng hơn đường tinh luyện hay không?

Đường thốt nốt thường chứa nhiều dinh dưỡng hơn đường tinh luyện nhờ hàm lượng mật có trong đường.

Mật là một sản phẩm phụ giàu dinh dưỡng được sản xuất ra trong quá trình tạo ra đường nhưng mật lại thường bị loại bỏ khi làm đường tinh luyện. Mật sẽ giúp bổ sung thêm một hàm lượng dinh dưỡng nhất định vào sản phẩm cuối cùng.

Giá trị dinh dưỡng chính xác của đường thốt nốt rất khác nhau, phụ thuộc vào loại cây dùng để làm đường là mía hay cọ hay thốt nốt.

100g đường thốt nốt có thể có chứa:

  • Năng lượng: 383 kcalo
  • Sucrose: 65-85g
  • Fructose và glucose:  10-15g
  • Protein 0.4g
  • Chất béo: 0.1g
  • Sắt: 11mg
  • Magie: 70-90mg
  • Kali: 1050 mg
  • Mangan: 0.2-05mg
  • Đường thốt nốt còn có một lượng nhỏ vitamin nhóm B và các khoáng chất, bao gồm canxi, kẽm, phosphor và đồng.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng, đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g đường thốt nốt, tức là cao hơn rất nhiều lượng đường bạn tiêu thụ thực tế. Trung bình, mỗi lần, một người chỉ có thể tiêu thụ từ 7-20g đường.

Tuy nhiên, đường thốt nốt vẫn chủ yếu vẫn là đường

So sánh với đường tinh luyện, đường thốt nốt có vẻ giàu dinh dưỡng hơn. Đường tinh luyện chỉ chứa calo rỗng, tức là calo mà không có thêm bất cứ vitamin và khoáng chất nào. Tuy nhiên, đường thốt nốt vẫn được coi là một loại đường, và điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn nhiều đường thốt nốt, ngoài việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, bạn cũng sẽ nạp vào rất nhiều calo. Do vậy, có thể bạn nên thay thế đường tinh luyện bằng đường thốt nốt để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhưng bạn không nên bổ sung thêm quá nhiều đường thốt nốt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.

(... còn tiếp...)

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đường và chất làm ngọt

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm