Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng nhiều thiết bị điện tử có làm chậm phát triển ở trẻ dưới 5 tuổi?

Có một thực trạng là ngày nay, trẻ em ngày càng có xu hướng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Bên cạnh việc gây hại cho mắt, liệu việc nhìn lâu vào màn hình điện thoại, TV… còn có tác động tiêu cực nào khác tới trẻ nhỏ?

Dùng nhiều thiết bị điện tử có làm chậm phát triển ở trẻ dưới 5 tuổi?

Tác động của dịch COVID-19 càng khiến thời gian dùng thiết bị điện tử của trẻ nhỏ tăng lên.

Dùng nhiều thiết bị điện tử làm chậm phát triển ở trẻ

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PLOS ONE (Mỹ) cho thấy, thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể gây ra tình trạng chậm phát triển ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo đó, các nhà khoa học Ấn Độ kết luận: Thời gian nhìn màn hình các thiết bị điện tử quá lâu có thể tác động xấu tới khả năng nhận thức của trẻ, khiến trẻ khó có thể hiểu được lời nói của mọi người xung quanh.

Các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu 718 trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Có tới 70% số trẻ được đánh giá có tần suất sử dụng các thiết bị điện tử quá mức. Đa số trẻ bắt đầu tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ 6 tháng tuổi và phần lớn trong số chúng bắt đầu xem TV từ khi lên 1 tuổi.

Các nhà khoa học đánh giá sự phát triển của trẻ dựa trên 8 thông số, bao gồm khả năng nhận thức, khả năng tiếp thu và biểu đạt bằng ngôn ngữ, khả năng phát triển cảm xúc, khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày…

Trẻ dùng nhiều thiết bị điện tử có thể bị chậm tiếp thu các từ đơn giản.

Theo TS. Samya Varadarajan, tác giả nghiên cứu chính, tình trạng chậm phát triển xảy ra khi một đứa trẻ không thể hiểu được những điều người lớn nói với chúng. Ví dụ, nếu người mẹ nói “lại đây và ngồi xuống”, có nghĩa mẹ đã đưa ra cho bé 2 mệnh lệnh. Nếu trẻ chỉ có thể hiểu được một mệnh lệnh, các nhà khoa học đánh giá đây là dấu hiệu của tình trạng chậm phát triển.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử nhiều khiến trẻ bị chậm tiếp thu các từ đơn giản. Thay vào đó, trẻ lại ghi nhớ các từ lóng trên TV, mà trong nhiều trường hợp là những từ không thực sự phù hợp.

Dùng các thiết bị điện tử quá nhiều còn gây ra những tác động gì?

Bên cạnh việc tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ) còn chỉ ra tác hại của việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều như sau:

- Khiến trẻ bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

- Gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, các rối loạn liên quan tới khả năng chú ý.

- Khiến trẻ dễ bị thừa cân, béo phì do xem TV hay dùng các thiết bị điện tử khiến trẻ ngồi nhiều hơn, lười vận động.

Cha mẹ có thể làm gì để kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con?

Việc giữ trẻ tránh xa hoàn toàn các thiết bị điện tử là rất khó, nhưng cha mẹ vẫn có thể làm một số điều sau để giảm thời lượng trẻ sử dụng các thiết bị này:

- Không để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của con.

- Tuyệt đối không cho con dùng các thiết bị điện tử trong giờ ăn.

- Bạn có thể quyết định trước các chương trình con sẽ xem, cũng như xác định rõ thời gian con có thể xem TV hoặc dùng điện thoại, máy tính… Tuyệt đối không cho con dùng quá thời gian đã quy định.

- Khuyến khích con tham gia các hoạt động giải trí, vui chơi ngoài trời, giải câu đố, chơi các trò chơi cờ bàn (board game) như cờ vua, cờ tướng, cá ngựa, cờ tỷ phú…

Nên nhớ, con cái luôn học theo cha mẹ. Do đó, bạn nên chủ động cắt giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của bản thân để làm gương cho bé. Hãy chủ động cùng con thực hiện nhiều hoạt động khác, đây cũng là cách để bạn gắn kết nhiều hơn với con.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Đừng bỏ qua những dấu hiệu & chậm phát triển tâm thần ở trẻ.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Xem thêm