Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

CDC chấp thuận việc tiêm tăng cường vaccine COVID-19 cho vaccine Moderna và Johnson&Johnson, bên cạnh vaccine Pfizer

Vaccine COVID-19 vẫn tiếp tục là biện pháp bảo vệ hữu hiệu, giúp làm giảm tỷ lệ bệnh nặng, giảm tỷ lệ nhập viên và tử vong do COVID-19. Dựa trên các dữ liệu mới nhất, FDA và CDC Hoa Kỳ đã chấp thuận việc tiêm mũi tiêm tăng cường cho người đã tiêm một trong 3 loại vaccine là Pfizer, Moderna và J&J.

Vào ngày 21/10 vừa qua, giám đốc CDC Hoa Kỳ Rochelle P. Walensky đã chấp thuận khuyến nghị của Ủy bạn Cố vấn CDC về Thực hành tiêm chủng về việc tiêm nhắc lại vaccine Moderna và J&J cho những người đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Khuyến nghị này của CDC cũng phù hợp với khuyến nghị trước đó của FDA vào đầu tuần.

Trước đó, vào tháng 9, vaccine Pfizer đã được chấp thuận tiêm tăng cường cho các đối tượng đủ điều kiện. FDA cà CDC chưa khuyến cáo việc tiêm tăng cường vaccine cho toàn bộ dân số nói chung, và khẳng định rằng, miễn dịch cung cấp vẫn đủ để bảo vệ mọi người tránh khỏi tình trạng bệnh nặng và nhập viện. Chỉ có một số nhóm người nhất định cần phải tiêm mũi tiêm tăng cường này, bao gồm những người trên 65 tuổi, những người có bệnh lý nền và những người có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 vì đặc thù nghề nghiệm hoặc nơi sinh sống. Những đối tượng thuộc nhóm này được khuyến cáo tiêm mũi tiêm tăng cường sau ít nhất 6 tháng đã hoàn thành lịch trình tiêm chủng vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, với vaccine J&J và với hơn 15 triệu người đã tiêm vaccine loại này tại Mỹ, mũi tiêm tăng cường được khuyến cáo cho tất cả mọi người trên 18 tuổi và những người đã tiêm vaccine quá 2 tháng. Nguyên nhân là vì vaccine J&J đã được chứng minh ít hiệu quả hơn vaccine Pfizer và Moderna.

Một so sánh được CDC xuất bản hồi tháng 9 đã chỉ ra rằng hiệu quả của vaccine làm giảm tỷ lệ nhập viện là 93% với vaccine Moderna, 88% với Pfizer và 71% với J&J. Những đối tượng đủ điều kiện có thể lựa chọn loại vaccine mà họ muốn tiêm tăng cường là loại nào. Họ có thể tiêm vaccine cùng loại với vaccine mà họ đã tiêm trước đó hoặc khác loại.

CDC nhấn mạnh rằng mặc dù việc tiêm mũi tiêm tăng cường sẽ có lợi đối với hàng triệu người, nhưng các chính sách vẫn nên tập trung vào việc đảm bảo cho những người chưa được tiêm vaccine được tiêm đầy đủ trước. Tại Mỹ, vẫn còn tới khoảng 65 triệu người Mỹ chưa được tiêm vaccine và những người này cùng với gia đình, con cái của họ trở thành nhóm dễ bị lây nhiễm COVID-19 khi đại dịch bùng phát.

Tại sao cần phải tiêm mũi tiêm tăng cường?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù vaccine COVID-19 vẫn cung cấp sự bảo vệ rất hiệu quả giúp làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong nhưng theo thời gian, vaccine sẽ giảm dần hiệu quả trước các tình trạng bệnh nhẹ và trung bình. Ngoài ra, sự gia tăng các biến thể siêu lây nhiễm như biến thể delta cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thông tin được CDC khuyến cáo hồi tháng 8 lưu ý rằng hiện đang có sự suy giảm về hiệu quả chung của vaccine, từ 91% xuống chỉ còn 80% trong số những người trưởng thành tại New York trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2021. Nghiên cứu tại một nhà dưỡng lão chỉ ra rằng, từ tháng 3 đến tháng 5, 2 liều vaccine Pfizer và Moderna hiệu quả 75% trước dự phòng tình trạng nhiễm bệnh, con số này giảm xuống chỉ còn hơn 53% trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.

 

Mũi tiêm tăng cường bao gồm những gì và có hiệu quả như thế nào?

Mũi tiêm tăng cường có thành phần giống như mũi tiêm ban đầu, trừ vaccine Moderna. Với vaccine Moderna, liều mũi tiêm tăng cường sẽ chỉ bằng một nửa so với 2 mũi tiêm chính thức. Cũng giống như vaccine ban đầu, mũi tiêm tăng cường sẽ kích thích hệ miễn dịch để sản xuất ra kháng thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2.

Vào ngày 16.8, Pfizer đã cung cấp dữ liệu cho FDA về việc ủng hộ tiêm mũi tiêm tăng cường. Dữ liệu từ những người tham gia thử nghiệm, tiêm mũi thứ 3 trong vòng 8-9 tháng sau 2 mũi đầu tiên cho thấy mũi tiêm tăng cường tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao hơn so với mũi tiêm ban đầu. Dữ liệu từ một bài trình bày khác của Pfizer vào ngày 27 tháng 7 gợi ý rằng lượng kháng thể chống lại biến thể delta ở người 18-55 tuổi nhận mũi tiêm thứ 3 nhiều hơn khoảng 5 lần so với những người chỉ tiêm 2 mũi. Với những người từ 65-85 tuổi, lượng kháng thể có thể tăng cao hơn 11 lần.

Vào đầu tháng 8, Moderna cũng thông báo rằng dữ liệu sơ bộ ban đầu cho thấy rằng mũi tiêm tăng cường giúp tăng cường đáp ứng chống lại 3 biến thể của virus SARS- CoV-2, bao gồm cả biến thể delta. Công ty này lưu ý rằng mũi tiêm tăng cường với lượng 50mcg giúp tạo ra lượng kháng thể đáp ứng tương đương với 2 liều 100mcg vở những người chưa tiêm vaccine

Vào ngày 25 tháng 8, J&J đã công bố dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng những người tiêm mũi tiêm tăng cường từ 6-8 tháng sau mũi tiêm ban đầu có lượng kháng thể tăng cao gấp 9 lần so với lượng kháng thể của những người chỉ tiêm 1 mũi.

Khi nào nên tiêm mũi tăng cường?

Với đa số những người đủ điều kiện tiêm tăng cường, vaccine của Pfizer và Moderna nên được tiêm sau tối thiểu là 6 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm đầu tiên. Với những người tiêm 1 mũi vaccine J&J, mũi tiêm tăng cường (mũi thứ 2) có thể tiêm trong vòng tối thiểu là 2 tháng sau đó.

Những nhóm đối tượng được tiêm vaccine sớm nhất nên là đối tượng được ưu tiên hàng đầu để tiêm mũi tăng cường, bao gồm nhân viên y tế, nhân viên tại các nhà dưỡng lão và người cao tuổi. Theo các nghiên cứu, trong vòng từ 6-8 tháng, lượng kháng thể sẽ ở ngưỡng thấp nhất, trong một số trường hợp, lượng kháng thể có thể giảm đi 10 lần so với ban đầu. Những người bị suy giảm miễn dịch mức độ trung bình hoặc nặng, ví dụ như đang điều trị ung thư, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mới cấy ghép nội tạng được tính là một nhóm riêng. Những người này nên trao đổi với bác sĩ về việc tiêm mũi tăng cường trong vòng 28 ngày sau khi tiêm mũi thứ 2 của vaccine Pfizer hoặc Moderna.

Bệnh lý nền nào đủ điều kiện để tiêm mũi vaccine tăng cường?

Theo CDC, mũi tiêm tăng cường sẽ phù hợp với những người mắc một số tình trạng bệnh lý nền sau:

  • Ung thư
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh gan mạn tính
  • Bênh phổi mạn tính (như hen suyễn, COPD và xơ nang)
  • Chứng mất trí hoặc các rối loạn thần kinh khác
  • Tiểu đường
  • Hội chứng Down
  • Các bệnh lý tim mạch
  • Nhiễm HIV
  • Ức chế miễn dịch, ví dụ như người bị suy giảm miễn dịch do sử dụng corticosteroid kéo dài hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Mắc các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực
  • Thừa cân béo phì
  • Mang thai
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc thalassemia
  • Hút thuốc lá
  • Cấy ghép tế bào gốc hoặc cơ quan nội tạng
  • Đột quỵ hoặc các bệnh mạch máu não, ảnh hưởng đến dòng máu đến não
  • Các rối loạn liên quan đến nghiện chất
  • Viêm phổi

Những đối tượng mắc các bệnh lý ở trên thường sẽ không có đáp ứng miễn dịch lý tưởng đối với liều vaccine tiêu chuẩn, và do đó, tiêm thêm một liều vaccine thứ 3 là cần thiết để có được sự bảo vệ tương tự như những người khỏe mạnh khác khi được tiêm 2 mũi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID -19 mũi 2 có gì khác mũi 1?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo everydayhealth) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm