Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đo Inbody là gì? Các chỉ số đo Inbody hiểu như thế nào?

Đo Inbody là một phương pháp xác định cụ thể từng chỉ số của cơ thể như lượng mỡ, lượng cơ, sự phân bố cơ/mỡ, tình trạng cơ thể nói chung và rất nhiều các chỉ số khác. Phương pháp đo Inbody được áp dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở như phòng tập Gym, các trung tâm chăm sóc sức khỏe hay các phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng... Vậy đo Inbody cụ thể là gì? Các chỉ số đo Inbody chỉ ra những vấn đề nào?

Tầm quan trọng của việc đo Inbody

Inbody là thuật ngữ chỉ việc phân tích chi tiết các thành phần cơ thể, bao gồm các chỉ số phân tích về tổng lượng nước cơ thể, lượng mỡ - cơ, sự phân bố mỡ - cơ, cân bằng lượng nước nội – ngoại bào, cân nặng xương, tỉ lệ vòng eo, các mốc mục tiêu cũng như đánh giá giới hạn của rất nhiều chỉ số khác... Thay vì đánh giá bằng chỉ số BMI thông qua chiều cao và cân nặng như bình thường, đo Inbody giúp chỉ ra các chỉ số chuyên sâu hơn, đồng thời giúp theo dõi tình hình sức khỏe, đưa ra các mục tiêu cụ thể giúp người tập thay đổi, nâng cao thể trạng.

Đo Inbody rất đơn giản, với các bước sau:

  • Bước 1: tháo bỏ các vật dụng, đồ đạc kim loại trên người như đồng hồ, dây chuyền, thắt lưng... Nên mặc quần áo mỏng, nhẹ để cân chính xác nhất. Tháo bỏ tất (nếu có) để đứng lên cân.
  • Bước 2: bước lên cân, đặt vị trí 2 bàn chân đúng các vị trí điện cực được đánh dấu. Các kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn người đo đứng lên cân đúng vị trí. Sau khi cân được chỉ số cân nặng, kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn người đo cầm vào 2 tay cầm theo đúng thao tác. Khi người đo đã ở tư thế chuẩn, máy sẽ chạy quy trình đo.
  • Bước 3: kĩ thuật viên cho máy chạy. 1 dòng điện sẽ chạy qua các điện cực ở tay và chân và được phân tích trên hệ thống. Dòng điện hoàn toàn không gây ra bất cứ cảm giác gì, và thời gian đo sẽ khoảng gần 1 phút. Sau khi hoàn tất, người đo xuống khỏi máy, kết thúc quá trình đo và có thể đeo lại các vật dụng cá nhân.
  • Bước 4: kĩ thuật viên đưa kết quả cho các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia vận động để đọc và đánh giá, từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể và có những hướng dẫn chi tiết cho người đo.

Dựa vào kết quả đo Inbody, các chuyên gia sẽ tư vấn cho người đo liệu trình hay một chế độ phù hợp, có thể là thay đổi cả chế độ ăn uống và tập luyện, hoặc thay đổi những điểm quan trọng. Đo Inbody là một quá trình đơn giản, nhanh gọn nhưng rất hiệu quả trong việc đánh giá và can thiệp cải thiện sức khỏe.

Các chỉ số đo Inbody

Trên 1 tờ phiếu đo chỉ số Inbody, có rất nhiều thông tin được đánh giá. Dưới đây là một số chỉ số quan trọng:

1. Phân tích thành phần cơ thể (Body Composition Analysis)

Ở phần đầu tiên, kết quả đo Inbody chỉ ra các chỉ số bao gồm: tổng trọng lượng nước cơ thể (Total Body Water), lượng protein (Protein), khoáng chất (Minerals) và khối lượng mỡ của cơ thể (Body Fat Mass). Các chỉ số này được so sánh với chỉ số trong khoảng trung bình so với cùng độ tuổi, giới tính của người đo. Ngoài ra, một số chỉ số khác như cân nặng (Weight), khối lượng mỡ tự do (Fat Free Mass)...

2. Phân tích cơ – mỡ (Muscle-Fat Analysis)

Phần 2 phân tích khối lượng cơ, mỡ so sánh với khoảng trung bình so với cùng độ tuổi, giới tính của người đo. Các chỉ số bao gồm: cân nặng (Weight), khối lượng cơ xương (hay cơ bám xương – Skeletal Muscle Mass) và lượng mỡ cơ thể (Body Fat Mass).  Các chỉ số được biểu thị dưới dạng kilogam, và đánh giá tương ứng phần trăm so với khoảng trung bình chuẩn: dưới chuẩn (under), bình thường (normal) và quá chuẩn (over).

3. Phân tích tình trạng béo phì (Obesity Analysis)

Ở phần 3, chỉ số khối cơ thể (BMI) được dùng để xác định béo phì, dựa trên cân nặng và chiều cao. Phần trăm mỡ cơ thể (PBF – Percent Body Fat) biểu thị tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể so với trọng lượng cơ thể. 2 chỉ số được so sánh tương tự như phân tích cơ – mỡ (so sánh với khoảng trung bình theo các mốc dưới chuẩn-under, bình thường-normal và quá chuẩn-over).

4. Phân tích phân bổ cơ - mỡ (Segmental Lean – Fat Analysis)

Phần 4 là biểu đồ mô tả phân bố cơ và mỡ tại 5 vùng nổi bật trên cơ thể, bao gồm 2 tay, 2 chân và vùng bụng. Tại các vùng, chỉ số được biểu thị dưới dạng khối lượng (kilogam), tương ứng với phần trăm so với chuẩn và đánh giá chung tình trạng đó (dưới chuẩn-under, bình thường-normal và quá chuẩn-over).

5. Diễn biến thành phần cơ thể qua thời gian (Body Composition History)

Tại phần 5, các chỉ số cân nặng (Weight), khối lượng cơ xương (Skeletal Muscle Mass) và phần trăm mỡ cơ thể (Percent Body Fat) được biểu thị dưới dạng đồ thị đường kẻ, cho thấy quá trình thay đổi giữa các lần đo và phản ánh sự tiến bộ hay thụt lại trong việc cải thiện chất lượng các chỉ số đó.

6. Điểm đo Inbody (Inbody Score)

Phần 6 là điểm đánh giá chung của người đo trên thang điểm 100. Điểm đo Inbody đánh giá thành phần chung của cơ thể bao gồm cơ, mỡ và lượng nước, từ đó đưa ra điểm số. Số điểm càng cao, cơ thể càng cân đối và khỏe mạnh. Lưu ý: một số người cơ bắp có thể có số điểm vượt quá 100 điểm.

7. Dạng cơ thể (Body type)

Dựa trên kết quả chỉ số khối cơ thể (BMI) và phần trăm mỡ cơ thể (PBF – Percent Body Fat), loại cơ thể được biểu thị bằng điểm mục tiêu trên biểu đồ. Các loại cơ thể được liệt kê bao gồm: hình thể vận động viên (Athletic Shape), hơi béo (Slightly Obese), béo phì (Obese), hình thể cơ bắp (Muscular Shape), hình thể trung bình (average), hình thể cơ bắp thon gọn (Slim muscular), hình thể thanh mảnh (Slim), hình thể gầy (Thin), hình thể hơi gầy (Slightly Thin) và hình thể “teo cơ béo phì” (Sarco-penic obese).

8. Kiểm soát cân nặng (Weight Control)

Ở mục 8, các chỉ số chỉ ra trọng lượng cơ thể mục tiêu cần đạt được (Target Weight), cần thêm/trừ đi bao nhiêu kilogram để đạt trọng lượng mục tiêu (Weight Control), cần thêm/trừ đi bao nhiêu kilogram mỡ và cơ để cân bằng tỉ lệ cơ thể tối ưu (Fat – Muscle Control). Các điểm + có nghĩa là cần phải tăng thêm, trong khi các điểm – có nghĩa là cần giảm đi.

9. Đánh giá chung tình trạng béo phì (Obesity Evaluation)

Ở mục 9, tình trạng béo phì nói chung được đánh giá thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) và phần trăm mỡ cơ thể (PBF – Percent Body Fat). Các chỉ số được đánh giá dưới các mức: bình thường (normal), under (dưới mức bình thường), trên mức bình thường một chút (Slighty Over) và vượt quá mức bình thường tương đối (Over).

10. Đánh giá tình trạng cân đối cơ thể (Body Balance Evaluation)

Mục 10 đánh giá sự cân đối của cơ thể thông qua các phân tích ở mục 4. Sự cân đối được đánh giá ở phần trên cơ thể (Upper), phần dưới cơ thể (Lower) và so sánh 2 phần trên dưới (Upper-Lower). Các mức đánh giá bao gồm: cân đối (Balanced), hơi mất cân đối (Slightly Unbalanced) và rất mất cân đối (Extremely Unbalanced).

11. Các thông số khác của cơ thể (Research Parameters)

Mục 11 đưa ra kết quả một số thông số khác của cơ thể, bao gồm: mức chuyển hóa cơ bản (mức năng lượng cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống – Basal Metabolic Rate) tính bằng kCal, tỉ lệ chu vi vòng eo/vòng hông (Waist-Hip Ratio), lượng mỡ nội tạng (Viceral Fat Level) tính bằng thang điểm và khối lượng xương của cơ thể (Bone Mineral Content) tính bằng kilogam. Các chỉ số được so sánh với khoảng trung bình chuẩn.

12. Một số chỉ số khác

Ngoài các chỉ số trên, kết quả đo Inbody còn có thể chỉ ra thêm một số kết quả khác như: chu vi vòng eo (Waist Circumference), chu vi các vùng cơ thể (Segmental Circumference), lượng calo khuyến nghị hàng ngày (Recommended calories intake per day), lượng calo cho việc tập luyện (Calorie expenditure exercise), huyết áp nếu có (Blood Pressure)... Các chỉ số này có thể được liệt kê trong phiếu kết quả hoặc không, tùy thuộc vào yêu cầu của các chuyên gia để đánh giá cụ thể cho từng đối tượng.

Tổng kết

Đo Inbody là một phương pháp đánh giá tình trạng cơ thể đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Việc đo Inbody giúp đánh giá cụ thể các chỉ số khối cơ thể, đưa ra các khuyến nghị thay đổi và căn cứ vào đó đánh giá mức độ chuyển biến của quá trình thay đổi bản thân. Đo Inbody có thể thực hiện ở bất cứ cơ sở nào có trang bị máy đo Inbody, tuy nhiên việc đọc các chỉ số vừa đưa ra các khuyến nghị cụ thể cần có sự tư vấn từ các chuyên gia. Do vậy, nên lựa chọn các cơ sở uy tín để được khám và đánh giá chính xác nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại: Vì sao phải đo mật độ xương và ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm đo mật độ xương?

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm