Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất phổ biến trong bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc lưu trữ các món ăn được chế biến từ khoai tây trong một thời gian dài sẽ mất dần giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn sẽ gặp vấn đề tiêu hóa nếu thường xuyên ăn sau khi làm nóng khoai tây bằng bếp lửa hoặc lò vi sóng.
Cơm
Hâm nóng lại cơm nguội là thói quen mà phần lớn người Việt đều làm. Tuy nhiên, theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm nguội hâm nóng. Điều này là do sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là bacillus cereus. Ở nhiệt độ phòng, các bào tử này sẽ nhân lên và có thể tạo ra chất độc gây nôn hoặc tiêu chảy và hâm nóng lại cơm sẽ không giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại này. An toàn nhất bạn nên ăn cơm mới nấu chín.
Nấm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm nên được ăn hết ngay khi chế biến thành món ăn do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này. Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày. Ngoài ra, sử dụng các món ăn từ nấm đã đun nóng nhiều lần cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Trứng
Trứng có hàm lượng calci cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin,… Tuy nhiên, khi được làm nóng lại, đặc biệt là hâm nóng dưới nhiệt độ cao của lò vi sóng, lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại cho cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn.
Rau bina
Rau bina là một loại thực phẩm giàu vitamin K có chứa một nguồn calci và nitrat cao. Khi bạn hâm nóng lại rau này, nitrat chuyển thành nitrit hoạt động giống như chất gây ung thư ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thịt gà
Thịt gà chỉ ngon, bổ dưỡng nếu được ăn chín tới. Việc cất giữ trong tủ lạnh rồi đem hâm lại để dùng hoàn toàn không có lợi. Nguyên nhân bởi thành phần protein trong thịt gà dễ bị thay đổi, khi đi vào cơ thể dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa. Nếu không muốn bỏ đi, bạn hãy ăn thịt lạnh hoặc chỉ hâm sao cho thịt ấm lại thì dừng.
Củ dền
Củ dền có hàm lượng nitrat cao, khi tiếp xúc với nhiệt độ nó có thể chuyển thành độc tố. Hâm nóng bất kỳ món ăn nào từ củ dền đều sẽ giải phóng các đặc tính gây ung thư có thể gây vô sinh và ung thư.
Măng tây chứa calci, phốt pho, đồng, sắt, các loại vitamin, có thể tương tác khi bệnh nhân đang dùng kèm các thuốc huyết áp, đái tháo đường, do đó không ăn nhiều măng tây một ngày nếu bạn đang dùng các thuốc này.
Bạn cần tránh nhiều món ăn ngon như sò, tôm, dứa, đu đủ, bánh kẹo... khi bị cảm cúm.
Các cơ quan y tế trên toàn thế giới khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang để làm chậm sự lây truyền của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19. Mặc dù khẩu trang che mặt giúp giữ an toàn cho cá nhân nhưng chúng cũng có thể gây kích ứng da. Thường xuyên giặt hoặc thay khẩu trang và tuân theo một thói quen chăm sóc da có thể giúp giảm mụn.
Bưởi mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của bạn như giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và mang lại làn da tươi sáng.
Đau lưng có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị căng, mỏi cơ, nhưng nhiều khi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.
Nhiều năm về trước phụ nữ chúng ta thường đọc rất nhiều về các tip sức khỏe và lời khuyên thông thái nhưng chưa bao giờ kiểm tra độ chính xác của thông tin. Thực tế là có một số hiểu nhầm gây bối rối và chúng thực sự nguy hiểm.
Để giảm được 4kg trong một tháng, bạn có thể ăn cháo đậu đen gạo lứt, uống trà đậu đen rang hay ăn chè đậu không đường.
Nếu bạn tỉnh dậy giữa đêm vì khó thở, tim của bạn nguy cơ có vấn đề bất ổn.