Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau buồng trứng-triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng?

Hầu hết phụ nữ đã trải qua một vài cơn đau buồng trứng hoặc khó chịu tại vị trí buồng trứng trong đời, chủ yếu là do nguyên nhân lành tính như rụng trứng hoặc kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, đau buồng trứng có thể gợi ý đến một số bệnh nặng hơn.

Đau buồng trứng-triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng?

Đau buồng trứng có thể rất đáng sợ, đặc biệt là khi tình trạng đau kéo dài dai dẳng. Nếu tình trạng đau buồng trứng của bạn xảy ra thường xuyên và đi kèm với các triệu chứng khác, bạn sẽ tự hỏi liệu đó có phải là do ung thư buồng trứng hay không? Nhưng thường thì không.

Có mối liên hệ gì giữa đau buồng trứng và ung thư buồng trứng hay không?

Đúng là phụ nữ bị ung thư buồng trứng cảm thấy đau bụng, tăng áp lực vùng bụng, hoặc khó chịu. Và các chuyên gia khuyến cáo rằng những phụ nữ bị đau vùng chậu hàng ngày trong ít nhất từ ​​hai đến ba tuần nên đi khám ​​bác sĩ. Cũng nên lưu ý rằng, ngoài những triệu chứng này, ung thư buồng trứng còn đi kèm rất nhiều triệu chứng khác.

Trong giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, các triệu chứng có thể bao gồm khó chịu vùng chậu hoặc bụng, đầy bụng, khó tiêu, cảm thấy no, tăng kích cỡ ổ bụng, và các triệu chứng về tiểu tiện (thường xuyên muốn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên).

Ở một số phụ nữ, ung thư buồng trứng được nghi ngờ khi có phát hiện thấy khối u trong các cuộc thăm khám vùng chậu định kỳ. Tuy nhiên, một khối u không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được trong giai đoạn sớm của bệnh ung thư buồng trứng. Ngay cả khi một khối u được phát hiện, thì cũng chưa chắc có nghĩa là người phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Một số tình trạng không ung thư khác có thể gây ra khối u.

Trong khi đau buồng trứng /đau vùng chậu có thể là một triệu chứng của ung thư buồng trứng, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Đó là lý do tại sao bạn nên đến gặp bác sỹ nếu bạn thường xuyên bị đau buồng trứng. Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Nguyên nhân phổ biến

Trong nhiều trường hợp, đau buồng trứng không phải do bất cứ nguyên nhân gì liên quan đến buồng trứng. Các tình trạng thông thường như táo bón hoặc khí có thể gây ra đau giống như đau buồng trứng. Các tình trạng khác liên quan đến đau buồng trứng bao gồm:

  • u nang buồng trứng
  • hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • lạc nội mạc tử cung
  • bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID)

Đau buồng trứng khi mang thai

Đau bụng kéo dài trong khi mang thai là không bình thường và cần phải điều trị khẩn cấp, vì đây là triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung (mang thai bên ngoài tử cung, chẳng hạn như mang thai ở một trong các ống dẫn trứng). Nếu bạn đang trải qua cơn đau buồng trứng từ vừa đến nặng và đang mang thai, hãy đi khám ngay.

Lưu ý khi đi khám bác sỹ

Nếu bạn đang trải qua tình trạng đau vùng chậu, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi, bao gồm:

  • Bạn đau ở vùng chậu bên nào?
  • Cơn đau có xảy ra thường xuyên hay không?
  • Có  bất cứ hoạt động nào làm cho cơn đau buồng trứng nặng hơn hay không?
  • Tàn suất đi đại tiện?
  • Bạn làm gì để kiểm soát cơn đau buồng trứng?
  • Cơn đau của bạn nghiêm trọng như thế nào?

Bác sĩ của bạn cũng có thể tiến hành một cuộc thăm khám vùng chậu hoặc siêu âm vùng chậu. Đây là những thăm khám và xét nghiệm tiêu chuẩn giúp các bác sỹ xác định được nguyên nhân gây đau buồng trứng.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Toàn cảnh về ung thư buồng trứng

Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm