Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

LDL gây ra cơn đau tim và đột quỵ như thế nào?

Theo thời gian Lipoprotein tỷ trọng thấp chứa cholesterol có thể tích tụ trong thành động mạch khi bạn có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, hút thuốc hoặc tiểu đường. Nó cũng có thể tích tụ theo thời gian khi bạn già đi, ngay cả ở những người không bị huyết áp cao.

Sự tích tụ các hạt này dẫn đến sự hình thành mảng bám. Khi các mảng bám phát triển và bị viêm, chúng có thể vỡ ra, khiến cục máu đông hình thành trong động mạch làm tắc nghẽn mạch vành tim, mạch não, gây cơn đột quỵ hoặc nhũn não. Trong đa số trường hợp, khi mạch vành bị hẹp do mảng bám làm hạn chế lưu lượng máu, gây ra các cơn đau tim.

Tại sao việc biết chỉ số LDL và cholesterol lại quan trọng?

Cholesterol LDL là yếu tố nguy cơ thầm lặng. Nếu không xét nghiệm máu thì bạn không thể biết được mức LDL của bạn là bao nhiêu. Không có mức “bình thường”, vì vậy điều quan trọng là phải hỏi bác sĩ xem mức LDL của bạn là thấp hay cao đối với trường hợp của bạn.

Cần kiểm tra cholesterol bao lâu một lần ?

Nếu bạn khoẻ mạnh và không có tiền sử bệnh tim và đột quỵ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên kiểm tra cholesterol khoảng 5 năm một lần. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử cholesterol rất cao thì nên kiểm tra thường xuyên hàng năm. Số lượng cholesterol có thể cho biết nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, điều này có thể giúp bác sĩ quyết định xem mức cholesterol của bạn có quá cao trong trường hợp của bạn hay không. Nếu bạn bị đau tim hoặc đột quỵ, bạn nên kiểm tra cholesterol của mình ít nhất mỗi năm một lần và thường xuyên hơn nếu bạn đang bắt đầu dùng thuốc hoặc điều chỉnh lượng thuốc.

Đọc thêm: Sự khác nhau giữa VLDL và LDL cholesterol 

Mức LDL tốt là bao nhiêu?

Nếu bạn khoẻ mạnh, không có yếu tố nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, hút thuốc lá, tiểu đường, LDL nên ở mức dưới 100 mg/dL. Nhưng nếu có yếu tố nguy cơ, đặc biệt nếu mắc bệnh tim hoặc từng bị đột quỵ, thì cần giảm LDL xuống 70 mg/dL hoặc thậm chí thấp hơn trong một số trường hợp.

Những người khoẻ mạnh không có yếu tố nguy cơ sẽ thực hiện thay đổi lối sống để kiểm soát LDL, nhưng những người có yếu tố nguy cơ rất có thể sẽ cần dùng thuốc để giảm cholesterol.

Làm gì để giảm LDL?

Đối với nhiều người, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể rất quan trọng để giúp kiểm soát cholesterol LDL. Đặc biệt mọi người nên tránh các loại thịt đỏ, chất béo từ sữa và lòng đỏ trứng cũng như các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa và dầu gan cá tuyết. Ăn chất béo lành mạnh và nấu ăn bằng dầu oliu hoặc dầu hạt cải. Việc này mang lợi ích cho sức khoẻ ngay cả khi cholesterol không cao.

Tuy nhiên, khi cholesterol cao, cần dùng statin hoặc các loại thuốc giảm cholesterol khác. Đặc biệt là khi mọi người bị đau tim hoặc đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, họ cần một kế hoạch điều trị tích cực hơn bao gồm dùng thuốc và có thể bao gồm mục tiêu hạ LDL ở mức phù hợp.

Có yếu tố gì khác làm tăng cholesterol LDL không?

Mức cholesterol LDL trong máu được xác định một phần bởi sự kết hợp các gen mà chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ. Một số người rất nhạy cảm với lượng cholesterol và chất béo bão hoà trong chế độ ăn uống của họ, điều đó có nghĩa là khi họ ăn các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao như bơ hoặc phô mai hoặc ăn nhiều thịt đỏ, có thể khiến cholesterol LDL của họ tăng lên. Chỉ có khoảng 25% - 30% dân số nhạy cảm với những thực phẩm này, những người mà chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của họ. Đối với những người khác, chế độ ăn uống không tạo ra sự khác biệt lớn về số lượng của họ và việc bạn tập thể dục bao nhiêu không ảnh hưởng đến cholesterol LDL của bạn.

 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những cách đơn giản nhất giúp giảm cholesterol máu. Nếu bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng để giảm cholesterol máu chuẩn được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, hãy đăng ký khám dinh dưỡng cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm