Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chỉ số cholesterol tốt ở mức rất cao, liệu có tốt cho sức khỏe của bạn?

Có 2 loại cholesterol chính trong cơ thể, bao gồm cholesterol xấu (LDL) và cholesterol tốt (HDL). Trái ngược với LDL, HLD được coi có lợi cho sức khỏe tim mạch. HDL có thể đưa LDL ra khỏi máu và chuyển nó vào gan, nơi LDL có thể được xử lý, sau đó được thải ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhiều người mong tăng HDL cao nhất có thể. Điều này liệu có thực sự tốt?

Chỉ số cholesterol tốt ở mức rất cao, liệu có tốt cho sức khỏe của bạn?

Chỉ số cholesterol tốt ở mức rất cao, liệu có tốt cho sức khỏe của bạn?

Người có HDL cao trong máu, có nguy cơ tử vong lớn hơn so với người có HDL bình thường

Chỉ số HDL trong máu cao có tốt?

HDL có lợi cho sức khỏe tim mạch nên chỉ số này càng cao sẽ càng tốt? Để trả lời câu hỏi này, nhiều nhà khoa học đã tiến hành các cuộc nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch), không phải chỉ số HDL càng cao thì sẽ càng tốt cho cơ thể. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, những người có mức HDL cao trong máu có nguy cơ tử vong lớn hơn rất nhiều so với những người có mức HDL bình thường.

Khi HDL trong máu bằng, hoặc cao hơn 54 mg/dL đối với nam và hơn 63 mg/dL đối với nữ được xác định là cao. Tỷ lệ tử vong sẽ ở mức thấp, nếu người đó có mức HDL trung bình, khoảng 34,2 mg/dL đối với nam và 43,2 mg/dL đối với nữ.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nếu chỉ số HDL rất cao, lợi ích với sức khỏe tim mạch của loại cholesterol này sẽ không còn.  

Một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Science đã đưa ra thông tin về một biến thể di truyền hiếm, có thể gây ra mức HDL cao. Các biến thể di truyền làm thay đổi cách HDL hoạt động trong cơ thể và có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thay vì bảo vệ bạn khỏi yếu tố nguy cơ này.

Các biến thể được tìm thấy trong một phân tử được gọi là SR-BI. Sự đột biến trong SR-BI làm tăng mức HDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người được nghiên cứu có mức HDL lớn hơn 95 mg/dL. Mức này cao bất thường và các nhà khoa học nhận thấy, một số người trong nghiên cứu đã có khiếm khuyết di truyền hiếm hoi này.

Một nghiên cứu khác cho thấy, những người có cả HDL cao và mức độ  protein cao phản ứng với Protein C có nguy cơ đau tim cao hơn. Protein C phản ứng được tạo ra bởi gan, khi tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Circulation cũng cho thấy, sự khiếm khuyết trong một loại protein đặc biệt, được gọi là protein cholesteryl ester transfer (CETP) cũng có thể gây ra mức HDL cao bất thường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào người da trắng và cho kết quả, khiếm khuyết ở loại protein này chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ.

Chỉ số cholesterol tốt ở mức rất cao, liệu có tốt cho sức khỏe của bạn? - Ảnh 6

Cholesterol HDL rất cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim

Cholesterol nên ở mức bao nhiêu?  

Xét nghiệm máu có thể giúp một người biết được nồng độ HDL, LDL và cholesterol toàn phần.  Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association - AHA) khuyến cáo, người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra chỉ số cholesterol ít nhất 4 - 6 năm/lần. Và cần kiểm tra thường xuyên, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim. Như vậy, không chỉ những người trưởng thành mới cần kiểm tra cholesterol, mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng cần tiến hành kiểm tra cholesterol để biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, trẻ em từ 9 - 11 tuổi nên được kiểm tra chỉ số cholesterol. Theo AAP, đề xuất này được đưa ra là do sự gia tăng tỷ lệ thừa cân/béo phì ở trẻ em hiện nay. Trẻ em có các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có cholesterol cao nên được kiểm tra chỉ số cholesterol khi ở độ tuổi từ 2 - 10.

Theo AHA, mức cholesterol khỏe mạnh phụ thuộc vào các yếu tố như: mức chất béo trung tính trong cơ thể, tình trạng sức khoẻ hiện tại, lối sống và tiền sử gia đình.

Dưới đây là khuyến cáo về chỉ số cholesterol được công bố bởi Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

+ Mức cholesterol toàn phần: Khuyến nghị nên dưới 200 mg/dL; 200 - 239 mg/dL: Cao; 240 mg/dL trở lên: Rất cao.

+ Mức LDL: Dưới 100 mg/dL: Tối ưu; 100 - 129 mg/dL: Gần tối ưu, 130 - 159 mg/dL: Hơi cao; 160 - 189 mg/dL: Cao;  190 mg/dL trở lên: Rất cao.

+ Mức HDL: Dưới 40 mg/dL: Có nguy cơ cao mắc bệnh tim; 40 - 59 mg/dL: Không có nguy cơ; Trên 60 mg/dL: Ít có nguy cơ.

Làm thế nào để có được mức cholesterol khỏe mạnh? 

Trong khi HDL cao, rất cao hiếm gặp, HDL thấp và LDL cao khá phổ biến. Theo AHA, bệnh tim chiếm 1/3 số ca tử vong ở Hoa Kỳ. Số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, hơn 30 triệu người Mỹ có mức cholesterol quá cao (trên 240 mg/dL). Hơn 73 triệu người có mức LDL cao và chưa tới 1/3 trong số họ đang thực hiện các biện pháp để làm giảm chỉ số này.

Để đạt được mức cholesterol khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến nghị:

+ Mọi người nên ăn nhiều rau, quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.

+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa, thực phẩm chiên, muối và đồ ngọt.

+ Không hút thuốc lá.

+ Dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày.

+ Kiểm tra cholesterol ít nhất 4 - 6 năm/lần, hoặc theo chỉ định của bác sỹ.

+ Nếu mức HDL cao bất thường (trên 90 mg/dL), bạn cần thực hiện các xét nghiệm để tìm kiếm các vấn đề di truyền, hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ý nghĩa các chỉ số Cholesterol trong ước lượng rủi ro tim mạch

Minh Hiếu - Theo Healthplus/MedicalNewToday
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm