Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chất chống oxy hóa và thảo mộc chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa được biết đến nhiều từ những năm 1990 khi các nhà khoa học bắt đầu nhận ra khả năng phát triển ung thư, xơ vữa và nhiều bệnh mạn tính khác của các gốc tự do. Trong suốt những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về tác dụng của chất chống oxy hóa với những kết quả rất khác nhau.

Chất chống oxy hóa là gì? Vai trò đối với sức khỏe?

Chất chống oxy hóa (antioxidants) là những chất có thể kết hợp với các chất oxy hóa độc hại, làm mất đi tính nguy hại của chúng, do vậy có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm ngừng quá trình tổn thương của tế bào, của một mô, do các các chất oxy hóa gây nên. Bởi vậy, các chất chống oxy hóa được coi là những chất có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

Chất chống oxy hóa được biết đến nhiều từ những năm 1990 khi các nhà khoa học bắt đầu nhận ra khả năng phát triển ung thư, xơ vữa và nhiều bệnh mạn tính khác của các gốc tự do. Trong suốt những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về tác dụng của chất chống oxy hóa với cơ thể.

Trong điều kiện bình thường, cơ thể chúng ta cũng tự sản xuất các chất chống oxy hóa để trung hòa các chất độc hại sinh ra trong cơ thể. Tuy nhiên, khi mất cân bằng về hệ thống này, ví dụ các chất oxy hóa sinh ra quá nhiều, hoặc xâm nhập quá nhiều từ bên ngoài, vượt quá khả năng chống oxy hóa của cơ thể, dẫn đến các tổn thương và rối loạn chức năng xuất hiện.

Chất chống oxy hóa có cấu trúc hóa học đặc biệt, với một nhóm hoạt động linh hoạt (Flavonoid, flavones, catechin, polyphenol, anthocyanin), chúng có thể cho hoặc nhận một điện tử từ gốc tự do, tạo thành 1 cặp điện tử, như vậy biến gốc tự do không ổn định, nguy hiểm cho sức khỏe trở thành phần tử ổn định khác, làm cắt đứt chuỗi phản ứng dây truyền phá hủy tế bào do gốc tự do gây nên.

Nhiều chất chống oxy hóa trong thực phẩm tự nhiên được công nhận bao gồm Beta -carotene và các carotenoid, vitamin C, vitamin E, lycopene, flavonoid và nhiều loại hóa chất thực vật (phytonutrient) khác.

Nguồn gốc, những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các nguồn chất chống oxy hóa có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp. Một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật được cho là giàu chất chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong các loại rau củ và trái cây đặc biệt là loại có màu sắc như quả mọng, cà chua, súp lơ xanh, rau chân vịt các loại hạt và trà xanh.

Dưới đây là lượng chất chống oxy hóa có trong một số thảo mộc sấy khô:

  • Quế: 98 mmol/100g
  • Hương thảo : 67mmol/100g
  • Gừng: 22mmol/100g
  • Mù tạt: 10 mmol/100g
  • Ớt cayenne: 6mmol/100g
  • Tỏi: 2mmol/100g
  • Rau mùi ta: 2mmol/100g
  • Rễ cam thảo: 12mmol/100g

Ngoài ra còn nhiều loại cây cỏ, được sử dụng như các vị thuốc, thảo mộc, cũng rất giàu các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, các loại chất chống oxy hóa trong các vị thuốc thảo mộc này như anthocyanin, flavonoid, lutein, luteolin, polyphenol… được xếp trong danh sách những chất chống oxy hóa mạnh nhất. Trước đây, thảo mộc, thảo dược thường chỉ được sử dụng để sắc thuốc và sử dụng khi cơ thể có bệnh. Ngày nay, bằng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã có thể sử dụng các loại thảo dược, thảo mộc hàng ngày thông qua các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng, trà, góp phần bổ sung hàng ngày, đều đặn các hợp chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

Trà thảo mộc Dr Thanh ứng dụng công nghệ công nghệ chiết rót vô trùng khép kín hoàn toàn tự động và hiện đại giúp chiết hiệu quả các tinh chất của 9 loại thảo mộc bao gồm: kim ngân hoa, cúc hoa, hạ khô thảo, đản hoa, cam thảo, la hán quả, bung lai, tiên thảo, hoa mộc miên. Nhờ đó mà các thành phần chống oxy hóa trong 9 thành phần này có thể được tách chiết, loại bỏ những tạp chất có thể gây hại và được đưa vào cơ thể dưới dạng trà dễ uống, dễ sử dụng cho nhiều dối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Các thành phần trong trà thảo mộc Dr. Thanh cũng đã được nghiên cứu chứng minh có thể có tác dụng chống oxy hóa, giúp thu nhặt các gốc tự do và làm giảm các tổn thương do các gốc tự do gây ra, giúp giảm thiểu tác động của quá trình lão hóa đối với cơ thể. 

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chất chống oxy hóa và đục thủy tinh thể

PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm