Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cây dương xỉ lợi ít, hại nhiều

Dương xỉ tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, bổ sung nước và chất xơ, song lá cây có nhiều chất độc, nếu ăn lượng lớn có thể bị ngộ độc.

Dương xỉ (tên khoa học là Polypodium Leucotomos), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, chứa nhiều hoạt chất quý, được ứng dụng linh hoạt cho y học để bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, cây còn gọi là rau dớn, thái quyết, cẩu tích, mọc nhiều ở ven rừng, bờ suối, vực sâu... thường là những nơi ẩm thấp. Người dân nước ta coi dương xỉ là cỏ dại, song nhiều quốc gia lại cho đây là loại rau có giá trị, được chế biến thành nhiều món ăn.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải, nguyên Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Giám đốc Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền An Triết, cho biết dương xỉ có một số lợi ích như vừa để làm cảnh, vừa lọc được các chất độc hại như xylen, toluene, aldehyde formic trong không khí. Đây cũng là một trong số ít loại thực vật có khả năng hấp thụ độc tố asen trong đất, làm sạch nguồn nước, bảo vệ nước khỏi các chất gây ô nhiễm.

Trong Đông y, dương xỉ vị ngọt đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, hóa đàm, có thể làm được thảo dược trị cảm, ho, viêm họng, chống đau lưng, suy yếu khí huyết, giúp cầm máu, chữa phong hàn thấp... Cây chứa protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung nước và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Lá non và tươi tác dụng bồi bổ ngũ tạng, lợi kinh lạc gân cốt.

Dương xỉ có chứa nhiều chất độc, nếu ăn tùy tiện dễ gây ngộ độc.

(Ảnh: Conversation)

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hải, dương xỉ phải được kết hợp cùng các loại thuốc đông y trong từng bài cụ thể, gia giảm phù hợp, chế biến linh hoạt... mới có tác dụng. Nếu ăn nguyên cây hay lá sẽ gây hại.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dương xỉ có khả năng lọc không khí, hấp thu các chất độc hại có trong đất, nước, nhưng chất độc hại này không đi đâu cả mà vẫn chứa ở trong cây. Nếu ăn phải lá cây, bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc. Đặc biệt những cây dương xỉ sống ở môi trường độc hại thì độc tính sẽ càng cao.

"Ví dụ, cây dương xỉ trồng trong khu vực bị nhiễm độc asen nặng sẽ có hàm lượng asen (trong cây) gấp hơn 100 lần so với cây sống trong điều kiện bình thường. Do đó, tuyệt đối không nên ăn dương xỉ không rõ nguồn gốc vì nguy cơ ngộ độc rất cao", bác sĩ cho hay.

Những loại dương xỉ có thể dùng làm rau ăn thường mọc ở khu vực không bị ô nhiễm và được chứng minh không gây hại cho con người, song loại dương xỉ này có rất ít. Nhiều quốc gia dùng làm món ăn, tuy nhiên, những loại dương xỉ đó được kiểm nghiệm kỹ càng về mức độ an toàn cũng như thành phần dinh dưỡng.

Theo ông Hải, dùng nhiều dương xỉ lâu ngày sẽ xuất hiện tác dụng phụ như chướng bụng, ngạt mũi, mờ mắt, sinh lý giảm, yếu nhược chân. Một số nghiên cứu cho thấy cây còn có khả năng gây ung thư. Đặc biệt, dương xỉ diều hâu - pteridium aquilinum có độc tố cực mạnh.

Một số khuyến cáo nếu dùng rau dương xỉ, bạn có thể nấu chín trong thời gian 15 phút. Tuy nhiên, những khuyến cáo này không có tính thực tế, bạn vẫn cần tránh sử dụng dương xỉ và các loại rau rừng lạ.

Nhìn chung, bác sĩ nhận định cây dương xỉ lợi ít song tác hại nhiều, người dân không nên ăn nếu không thực sự cần thiết. Nếu tình thế bắt buộc, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 10g, không nên ăn nhiều và ăn trong thời gian dài ngày.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Video: 5 lợi ích của việc trồng cây cảnh trong nhà.

Thúy Quỳnh - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm