Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chất béo thực vật có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ?

Bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, theo một nghiên cứu mới được công bố tại Hội nghị Khoa học Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2021.

Chất béo không bão hoà có từ rau, quả hạch có thể làm giảm mức cholesterol, giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 8/11 tại Hội nghị Khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2021 ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm đã qua chế biến và mỡ động vật làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong khi ăn chất béo thực vật hoặc chất béo không bão hòa đa sẽ làm giảm nguy cơ này.

Tiến sỹ Fenglei Wang đến từ trường Y tế Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng, lựa chọn loại chất béo quan trọng hơn việc bổ sung bao nhiêu chất béo trong chế độ ăn uống trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, bao gồm cả đột quỵ”

Hai nghiên cứu - Nghiên cứu sức khỏe Y tá (1984-2016) và Nghiên cứu theo dõi chuyên gia y tế (1984-2016), đã được sử dụng làm nguồn dữ liệu chính cho nghiên cứu này. Đây là hai trong số những nghiên cứu lớn nhất để xem xét các yếu tố nguy cơ của các bệnh mạn tính khác nhau. Đã có 117.136 người tình nguyện có độ tuổi trung bình là 50, 63% là phụ nữ, 97% là người da trắng, tất cả đều không mắc bệnh tim và ung thư tham gia 2 nghiên cứu này. Cứ mỗi bốn năm, những người tình nguyện này được yêu cầu trả lời các phiếu câu hỏi về việc bổ sung chất béo. Những câu hỏi này bao gồm các vấn đề về số lượng, loại chất béo và nguồn gốc chất béo mà họ đã ăn.

Trong quá trình nghiên cứu, 6.189 người tham gia đã bị đột quỵ, trong đó 2.967 trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ và 814 trường hợp đột quỵ do xuất huyết. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất béo thực vật có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 12% so với những người ăn ít. Mặt khác, những người ăn nhiều chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 16% so với những người ăn ít chất béo loại này. Những người ăn nhiều hơn một khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 8%.

“Dựa trên những kết quả của nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị mọi người nên giảm ăn thịt đỏ, thực phẩm đã qua chế biến và thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu olive”, Tiến sỹ Fenglei Wang nói.

Bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật tốt cho sức khỏe

Bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, chất béo không bão hòa có trong rau, quả hạch và cá có thể làm giảm mức cholesterol và giúp con người khỏe mạnh. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thường không tốt cho sức khỏe. Chất béo bão hòa thường có trong các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, và có xu hướng rắn ở nhiệt độ phòng. Trong nghiên cứu này, chúng bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt xông khói, xúc xích, thịt ba chỉ, xúc xích...

Chuyên gia dinh dưỡng tim mạch Alice H. Lichtenstein cho biết những loại dầu nên dùng để chế biến thức ăn bao gồm dầu hướng dương, dầu đậu nành, vốn có nhiều acid béo không bão hòa đa, và sau đó là các loại dầu hạt cải và dầu olive, có nhiều acid béo không bão hòa đơn.

Tuy nhiên, một hạn chế của nghiên cứu là nó chỉ mang tính chất quan sát và khẩu phần ăn do những người tham gia tự báo cáo, điều này có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Ngoài ra, nghiên cứu này chủ yếu là ở những người châu Âu, do đó, những phát hiện có thể không khái quát được đối với những người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc khác nhau.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Nguyễn An (Theo Times of India) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

Xem thêm