Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm trẻ khỏe mạnh khi thời tiết chuyển mùa

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ bị ho, hắt hơi sổ mũi, trẻ cảm cúm khiến các mẹ lo lắng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ hãy tìm hiểu các phương pháp phòng tránh các bệnh giao mùa cho trẻ.

Chăm trẻ khỏe mạnh khi thời tiết chuyển mùa

Thời điểm chuyển mùa trẻ rất dễ bị ốm.

Thời tiết thay đổi rất dễ làm trẻ bị cảm lạnh, mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đồng thời, khi nhiệt độ tăng giảm thất thường cũng là cơ hội để các loại virus phát triển, tấn công bé. Hiện đang là thời điểm các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, quai bị, thủy đậu, tiêu chảy, cúm là đỉnh điểm.

Để giúp con tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, cha mẹ nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh.

Trong sữa mẹ chứa kháng thể IgG cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ tạo điều kiện giúp trẻ chống lại bệnh tật, phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn sau khi ốm trong suốt năm đầu tiên nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên, sau đó cho trẻ ăn dặm.

Trang phục phù hợp với thời tiết

Vì thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường nên cha mẹ cần chú ý trang phục của trẻ, luôn giữ ấm và tắm sớm cho trẻ để hạn chế tối đa không khí lạnh có thể thâm nhập vào cơ thể bé, những vùng nhất định phải giữ ấm là đầu, ngực, cổ của bé. Khẩu trang là một vật dụng hữu ích vừa giữ ấm cho cơ thể bé vừa có thể bảo vệ bé khỏi virus gây bệnh, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp.

Cho trẻ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể cung cấp cho trẻ các vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cho trẻ uống nước đầy đủ giúp việc trao đổi chất tốt hơn, các cơ quan trong cơ thể vận hành và chuyển hóa tốt hơn giúp nâng cao sức đề kháng.

Chế độ ăn uống lành mạnh tạo nền tảng sức khỏe tốt cho trẻ.

Đối với những bé biếng ăn thì không nên cho bé ăn vặt trước hoặc gần bữa ăn chính, khuyến khích bé vận động thể chất để bé mau đói và thèm ăn. Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng đề kháng cho trẻ như kẽm, selen, vitamin C, B… Đây là những vi khoáng chất nếu thiếu thì trẻ thường rơi vào tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, cơ thể yếu kém.

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ

Dù là mùa nào đi nữa, cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh là luôn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Cha mẹ nên tập thói quen rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng nước xà phòng ấm. Bắt đầu rửa tay cho trẻ thường xuyên khi trẻ bắt đầu biết bò, vì trẻ có thể sẽ bắt đầu tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi trùng hơn. Ngoài ra, hãy rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, khi trẻ trở về nhà từ nhà trẻ hoặc khi đi chơi.

Thường xuyên làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào như bàn, ghế tựa cứng, tay nắm cửa, tay nắm, công tắc đèn, bồn cầu và bồn rửa. Luôn che những cơn ho và hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy vào thùng ngay lập tức. Cố gắng tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung

Thời điểm giao mùa trẻ rất dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, bệnh viêm đường hô hấp… Cha mẹ nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để trẻ luôn khỏe mạnh. Tăng cường các hoạt động vận động thể chất, rèn luyện cơ thể cho trẻ. Không để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh có thể lây nhiễm như ho, sốt, cảm cúm…

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng khí, đủ ánh sáng, duy trì độ ẩm không khí ở mức ổn định, không quá ẩm cũng không quá khô để trẻ có thể hô hấp thoải mái. trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia. Tiêm phòng giúp tăng cường thêm kháng thể cho bé phòng chống lại dịch bệnh.

Dù con ở độ tuổi nào thì đây cũng là những phương pháp phòng bệnh cơ bản và hữu hiệu để cha mẹ có thể giúp con khỏe mạnh, vượt qua thử thách thời tiết lúc giao mùa.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Tiêu đàm, giảm ho cho trẻ khi giao mùa.

Nguyễn An H+ (Theo Babycenter) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm