Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuyên gia giúp bạn giải toả căng thẳng, lo âu quá mức trong dịch COVID-19

Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của nhiều người, việc cách ly xã hội kéo dài có thể gây ra những tình trạng không tốt cho sức khoẻ như rối loạn giấc ngủ, xuất hiện các dấu hiệu lo âu. Làm thế nào để dịch COVID-19 không ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý?

Dưới đây là chia sẻ của TTND. PGS. TS. BS Cao cấp Tô Thanh Phương - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, nguyên Trưởng khoa Cấp tính Nữ về vấn đề này.

Thực tế, thời gian qua tại một số địa phương đã trải qua một thời gian dài giãn cách xã hội. Một số người trong đó không chỉ trẻ em, người cao tuổi mà ngay cả người lớn trở nên căng thẳng hơn vì bị "cắt khỏi các hoạt động có ý nghĩa hằng ngày" như giao lưu công việc, bạn bè, các hoạt động vui chơi tập thể, không gian rộng; tiếp xúc với cỏ cây, động vật…

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại to lớn về xã hội, tình cảm và sức khỏe cộng đồng. Nó làm gián đoạn cuộc sống thường nhật, làm dấy nên nỗi căng thẳng, sợ sệt và hoang mang về những mất mát, cả về sức khỏe và thu nhập, chưa kể đến việc bị giãn cách.

Mọi người phản ứng khác nhau với các tình huống căng thẳng, có người căng thẳng đến lo sợ về một vấn đề nào đó, về dịch bệnh, khả năng lây nhiễm, thiếu chăm sóc, thiếu thực phẩm…

Sợ hãi và lo lắng về một căn bệnh có thể gây ra cảm xúc và những phản ứng ở người lớn và trẻ em. Ngược lại, kiểm soát stress sẽ giúp cho chúng ta mạnh mẽ hơn và gia tăng sức đề kháng.

Căng thẳng do dịch bệnh có thể bao gồm: Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính bạn và sức khỏe của những người thân yêu. Thay đổi giấc ngủ và cách ăn uống. Khó ngủ và mất tập trung. Trầm trọng hóa các vấn đề sức khỏe mãn tính. Tình trạng tinh thần xấu đi. Tăng cường sử dụng bia rượu, thuốc lá hoặc các loại thuốc khác(như thuốc chống trầm cảm, thuốc mất ngủ).

Để giảm bớt tình trạng này theo BS Phương mỗi người có cách đối phó với dịch bệnh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, gia đình, những điều khiến cá nhân cộng đồng địa phương nơi sinh sống.

Theo đó, nếu bạn ở quê thì nên tham gia các công việc làm vườn, chăm sóc cây và các gia súc, gia cầm để không có thời gian đối mặt với các thông tin về sự lo lắng , mặt khác cũng giúp thư giãn hơn.

Dịch COVID-19 dễ phát bệnh trầm cảm do nghiện game, nghiện facebook

Theo BS Phương trên thực tế, ở một số địa phương khi bị phong tỏa, rất nhiều người ở nhà, nhất là ở chung cư thường chơi game nhiều, hút thuốc là và uống cafe nhiều, uống rượu nhiều sẽ rất nguy hại cho sức khỏe, dễ phát bệnh trầm cảm do nghiện game, loạn thần do rượu, uống cafe nhiều thì đêm khó ngủ, dần dần mất ngủ nhiều và sẽ dẫn đến bệnh khó chữa.

Rất nhiều người sử dụng Facebook nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liên tục, thậm chí có mẫu thuẫn quan điểm cãi nhau, chửi nhau trên Facebook… đã có người trầm cảm và tự sát do nghiện Facebook - BS Phương cho biết thêm.

Dịch COVID-19 dễ phát bệnh trầm cảm do nghiện game, nghiện facebook.

Do vậy, trong thời dịch COVID-19 mọi người nên tập cho mình thói quen tốt đẹp là lao động và rèn luyện sức khỏe, tạo niềm vui hợp lý cho mình và gia đình, sinh hoạt lành mạnh.

Đặc biệt là nên tiêm vaccine phòng chống dịch COVID-19, thực hiện tốt 5K, chấp hành nghiêm các quyết định của chính quyền để tránh lây lan bệnh.

Nếu mắc bệnh COVID-19 sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác nữa và sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình và gia đình, cộng đồng. BS Phương khuyến cáo.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Kiểm soát căng thẳng khi làm việc tại nhà trong mùa dịch COVID-19.

Khánh Mai - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm