Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căng thẳng có “lây nhiễm” không?

Theo nhiều nghiên cứu mới đây, căng thẳng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau.

Căng thẳng là điều mà đa số mọi người sẽ trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, căng thẳng có thể được định nghĩa là bất kỳ loại thay đổi nào gây căng thẳng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý. Có rất nhiều sự kiện hoặc trải nghiệm có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, từ khi bắt đầu một công việc mới đến khi có con, nhưng liệu có thể bị lây nhiễm căng thẳng từ người khác không?

Căng thẳng lây nhiễm bằng cách nào?

Một bài báo năm 2014 trên tạp chí Tâm thần kinh nội tiết đã gây chú ý sau khi các tác giả của nó cho rằng căng thẳng có thể lây lan. Các tác giả đã viết: Chỉ cần nhìn thấy một người khác trong tình huống căng thẳng có thể khiến cơ thể chúng ta giải phóng cortisol, một loại hormone liên quan đến phản ứng căng thẳng. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng hiện tượng này, được gọi là “căng thẳng thấu cảm”, có xu hướng phổ biến hơn khi nhìn thấy người thân hoặc bạn thân gặp nạn, nhưng nó cũng có thể xảy ra khi nhìn thấy một người lạ đang đau khổ.

Tara Perrot, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Dalhousie ở Canada, nói :“Chắc chắn là có thể [trong tiềm thức] cảm nhận được cảm xúc của người khác, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực”.

Cảm xúc có thể “lây lan” từ người này sang người khác thông qua “tế bào thần kinh phản chiếu”, theo một đánh giá năm 2013 trên tạp chí Sinh học hiện tại. Đây là những tế bào não kích hoạt khi nhìn thấy ai đó thực hiện một hành động cụ thể - chẳng hạn như ngáp - và kích hoạt phản ứng khuyến khích hành động đáp lại. Điều này có nghĩa là, nếu một người thấy ai đó có vẻ mệt mỏi, họ có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và nếu họ thấy ai đó có vẻ căng thẳng, họ có thể vô tình tiếp nhận trạng thái căng thẳng của họ.

Theo Perrot, sự chuyển giao cảm xúc này là một hành động tiềm thức và không chỉ là trải nghiệm của con người. Perrot nói: “Các loài động vật khác có thể cảm nhận được cảm xúc của các thành viên trong loài của chúng. “Ví dụ, những con chuột quan sát một con chuột khác căng thẳng cho thấy mức độ hormone căng thẳng tăng lên ngay cả khi không có trải nghiệm trực tiếp”. 

Sự đồng cảm về mặt cảm xúc có thể giúp con người đồng cảm được với nhau hơn, từ đó dễ thấu hiểu và cảm thông cho nhau hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách nhận biết và đối phó với căng thẳng.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm