Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căng thẳng ảnh hưởng đến cân bằng hormone cơ thể ra sao?

Căng thẳng là một vấn đề nghiêm túc chúng ta phải đối mặt hàng ngày bằng cách này hay cách khác nhưng căng thẳng mạn tính lại không phải như vậy. Do vậy chúng ta luôn phải giữ hormone căng thẳng trong giới hạn cho phép.

Hormone căng thẳng là gì?

Khi nói đến hormone căng thẳng, người ta nghĩ ngay đến cortisol. Người ta gọi cortisol là hormone căng thẳng vì chúng được giải phóng khi chúng ta bị áp lực và ở trong tình huống chống trả hoặc trốn chạy. Tuy nhiên cortisol không phải là hormone căng thẳng duy nhất và thành thật mà nói, nó cũng không phải là hormone căng thẳng quan trọng nhất.

Danh hiệu đó phải để dành cho insulin. Mỗi khi nói về insulin chúng ta sẽ nghĩ đến tiểu đường, nhưng insulin còn liên quan đến tăng cân,  hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ testosterone thấp và tất nhiên là lượng đường máu.

Chúng ta luôn nói oxytocin là hormone giáo chủ. Nếu bạn coi oxytocin là hiệu trưởng thì các giáo viên sẽ là insulin và cortisol còn học sinh chính là những hormone còn lại trong cơ thể. Bao gồm:

  • Adrenaline
  • Norepinephrine
  • Catecholamines
  • Vasopressin
  • Hormone giải phóng Corticotropin
  • ACTH: hormone tuyến thượng thận
  • Gonadotropins
  • Hormones tuyến giáp
  • Hormone tăng trưởng
  • Prolactin

Chế độ ăn ảnh hưởng đến hormone như thế nào?

Điều gì trong chế độ ăn của chúng ta đang khiến hormone của chúng ta càng ngày suy giảm?

Chắc chắn đó là đường tinh luyện. Não sương mù, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ đều do chế độ ăn có nhiều đường tinh luyện và dẫn đến tình trạng kháng insulin, nên cơ thể chúng ta khó khăn trong việc sử dụng glucose dự trữ. Nguyên nhân thứ hai gây rối loạn nội tiết đó là thói quen ăn vặt cả ngày.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm giúp xoa dịu lo âu

Thói quen ăn vặt có thể ảnh hưởng đến căng thẳng bởi vì chúng ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Khi ăn vặt, lượng insulin trong cơ thể tăng cao ảnh hưởng đến các hormone  còn lại và insulin sẽ liên tục tăng cao mỗi khi chúng ta ăn. Do vậy càng nhiều bữa ăn vặt, thì lượng insulin lại càng tăng vọt dễ dẫn đến kháng insulin. Việc này cũng làm dao động sự cân bằng hormone, ảnh hưởng đến mọi thứ từ cảm xúc cho đến sức khỏe đường ruột và tất nhiên là cả mức độ căng thẳng nữa.

Làm thế nào để đánh bại được căng thẳng?

Việc quan trong số một bạn phải làm để cân bằng được hormone và giữ lượng hormone căng thẳng ở mức an toàn là gì?

  • Giảm bớt đường tinh luyện có lẽ là việc đầu tiên bạn cần làm: Nhịn ăn gián đoạn: lợi ích của phương pháp này có rất nhiều trong đó phải kể đến tác dụng kiểm soát căng thẳng. Không có gì tiêu hóa trong thời gian nhất định sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái ketosis, nghĩa là không dùng đường làm nguyên liệu để tạo năng lượng cho não bộ nữa mà dùng thể keton. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian giữa các bữa ăn cách nhau ít nhất 4 tiếng bởi khi đó bạn cần đưa cơ thể vào tình trạng đủ nhạy cảm với glucose lần nữa, và đủ để có thể sử dụng keton làm nhiên liệu.
  • Kiểm tra độ pH của nước tiểu: Độ pH của nước tiểu có thể chỉ cho chúng ta biết chúng ta kiểm soát căng thẳng có tốt không. pH nước tiểu cũng quan trọng như huyết áp của chúng ta vậy, huyết áp có thể là một chỉ số đánh giá nhịp tim, và cân nặng. Tương tự như vậy, càng nhiều cortisol được tiết ra, nước tiểu sẽ càng có tính acid. Thậm chí ăn chay cũng vẫn làm nước tiểu có tính acid khi chúng ta bị stress, hoặc lo lắng.
  • Xác định các yếu tố gây căng thẳng từ bên ngoài: Không chỉ mỗi việc ăn uống, căng thẳng leo thang khi có nhiều yếu tố bên ngoài. Trong trường hợp đó không thực phẩm nào có tác dụng thần kỳ cả. Vì vậy hãy xác định các yếu tố gây căng thẳng cho bản thân mình và lờ chúng đi.
  • Đừng ăn quá muộn: Nếu chúng ta ăn sau 7h tối, cơ thể sẽ làm tăng lượng hormone insulin cao hơn khi ăn trước 7h tối.

Đọc thêm bài viết: Căng thẳng có thể khiến bạn sụt cân?

Những thực phẩm giúp đánh bại căng thẳng

  • Các loại rau lá xanh đậm, rau họ cải như cải xoăn, củ cải, cải cầu vồng, cải rổ
  • Chất béo lành mạnh: dầu oliu, dầu dừa, cá hồi hoang dã, thịt bò ăn cỏ…
  • Dầu cá
  • Magie
  • Vitamin D

Cùng với đó là thay đổi các thói quen không tốt hàng ngày, một lịch trình khoa học có thể là:

  • Sau thức giấc: uống một cốc nước để thanh lọc cơ thể, bạn có thể cho thêm vài lát chanh vàng, hoa quả, bạc hà để nước dextox được tốt hơn
  • Bữa sáng đầy đủ: tinh bột từ bánh mỳ nguyên cám, protein từ đậu đỗ hoặc trứng, chất béo từ quả bơ hoặc dầu ô liu và rau xanh ăn kèm. Nên nhớ phần rau xanh nên nhiều hơn các phần khác một chút.
  • Bữa trưa: bạn có thể nhịn bữa này nếu bạn đang nhịn ăn gián đoạn. Mặc dù chuẩn chỉ của chế độ ăn này phải nhịn 16 tiếng, nhưng bạn không nên gây shock cho cơ thể đến mức đó. Hãy tập dần dần.
  • Bữa tối: vẫn là đầy đủ các nhóm thực phẩm tinh bột, protein, chất béo, rau xanh, nhưng nên để lượng tinh bột thấp hơn chất béo và protein. Và phần rau xanh nên chiếm một nửa trong số thực phẩm bạn ăn hàng ngày.
  • Sau bữa tối: bạn có thể uống một cốc trà thảo mộc, không phải là trà xanh nhé, giúp dễ ngủ hơn.

Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, dẫn đến các rối loạn về giấc ngủ, cân nặng, khiến cơ thể luôn mệt mỏi, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để các chuyên gia giúp bạn điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng và có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY                                          

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Dr Axe
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm