Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các dạng thoát vị và cách xử trí

Thoát vị xảy ra khi một phần của cơ quan nào đó hoặc mô mỡ thoát ra, phì lên qua một điểm yếu của vùng cơ bị suy yếu. Thoát vị gây đau, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và còn có những biến chứng nguy hiểm

Các dạng thoát vị và cách xử trí

Thoát vị xảy ra khi một phần của cơ quan nào đó hoặc mô mỡ thoát ra, phì lên qua một điểm yếu của vùng cơ bị suy yếu. Thoát vị gây đau, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và còn có những biến chứng nguy hiểm.

Các dạng thoát vị thông thường

Thoát vị xảy ra khi một phần của cơ quan nào đó hoặc mô mỡ thoát ra, phì lên qua một điểm yếu của vùng cơ bị suy yếu. Thoát vị gây đau, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và còn có những biến chứng nguy hiểm

1.Thoát vị bẹn (inguinal hernia): một phần ruột hoặc bàng quang... (các tạng bên trong ổ phúc mạc) thoát ra khỏi thành bụng hoặc qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. Thoát vị kiểu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

2.Thoát vị vết mổ (incisional hernia): thường phát triển sau phẫu thuật, một phần ruột thoát ra khỏi thành bụng ở vị trí vết mổ vì các cơ xung quanh vết sẹo mổ bị suy yếu; Thường gặp ở người cao tuổi, người thừa cân, người ít hoạt động sau phẫu thuật, người mổ nhiều lần qua một vết rạch.

3.Thoát vị đùi (Fermoral hernia ); xảy ra ở một phần của háng, nơi mà tĩnh mạch đùi & động mạch đi từ phần dưới bụng đến đùi. Loại thoát vị này thường xảy ra ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc béo phì

4.Thoát vị rốn (umbilical hernia): Loại này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, một phần nhỏ ruột lồi, nhô ra qua một lỗ trên các cơ bụng, phát triển phía dưới rốn do thành bụng bị yếu, cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc mang thai nhiều lần (đa thai)

trẻ bị thoát vị rốn

5,Thoát vị khe (Hiatal hernia): xảy ra khi một phần dạ dày phình vào trong lồng ngực qua một vùng cơ hoành bị yếu, có thể kèm theo triệu chứng trào ngược thực quản.

Các yếu tố nguy cơ

Ở người lớn: thường hay mang vác những vật nặng; tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài; ho, chảy mũi dai dẳng; thừa cân; dinh dưỡng kém; hút thuốc

Ở trẻ sơ sinh: thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh, thấy rõ nhất là khi bé khóc, làm nhô núm ở bụng, chỗ phình sẽ biến mất khi bình tĩnh nín khóc hoặc nằm ngửa, thông thường thì sẽ tự hết khi bé được một tuổi. Khi bé có các biểu hiện như sau: chỗ lồi trở nên mềm hoặc sưng, đổi màu, có vẻ đau đớn nhiều , bắt đầu nôn ói... thì đưa bé đến Bác sĩ chuyên khoa nhi ngay để có cách xử lý.

Người lớn khi có biểu hiện đau đớn chỗ lồi lên thì cũng đến chuyên khoa ngay để kịp thời chẩn đoán, điều trị... ngay cả một thoát vị nhỏ cũng cần chỉnh sửa, nếu không được điều trị có thể xảy ra biến chứng.

Ngoài ra, cũng phải kể đến thoát vị đĩa đệm cũng có nguyên nhân xuất phát từ thừa cân,hoạt động thể lực nhiều, thường xuyên khuân vác nặng; Điều chỉnh lối sống, giảm cân, vận động thể lực nhẹ nhàng, phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể nhằm phòng tránh tác động xấu đến cơ thể.

DS Bùi Ngọc Lan Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm