Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguy cơ đe dọa sức khỏe khi ăn kem mùa hè

Thời điểm mùa hè ăn kem sẽ là lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên, ăn kem không hề có lợi cho sức khoẻ nhiều người chưa biết đến.

Một số bệnh liên quan đến ăn kem
Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu khoa học cộng đồng (CSPI), một tổ chức nghiên cứu độc lập của Mỹ về món kem có nêu rõ: "Có thể mọi người đều biết tác động không tốt khi ăn kem quá nhiều. Tuy nhiên, chắc hẳn mọi người cũng sẽ bị bất ngờ khi biết rõ lượng calories và lượng chất béo bão hoà lớn khủng khiếp mà mỗi cây kem chứa đựng".
Nghiên cứu của CSPI cho rằng chỉ riêng một vỏ cây kem ốc quế bình thường có thể chứa tới 320 calorie và khoảng 10 gram chất béo bão hoà (tức là chiếm một nửa nhu cầu chất béo cho một ngày). Bà Jayne Hurley, nhà dinh dưỡng học thuộc CSPI, nói: “Nếu như bạn thường xuyên ăn một cây kem ốc quế chocolate được đựng trong chiếc vỏ đó, nó thực sự có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bạn”.
Theo tính toán, có hơn 2/3 số người Mỹ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn và có tới 30% trong số họ bị béo phì. Ông Micheal Jacobson, một nhà nghiên cứu thuộc CSPI, nói: "Người Mỹ hiện nay quá béo! Tất cả mọi người đều biết rằng đó là khởi nguồn cho vô số loại bệnh tật như: bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư và các căn bệnh chết người khác. Điều vô cùng quan trọng là sự che giấu thông tin về thành phần chất dinh dưỡng có trong các sản phẩm như kem chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì”.
Kem là một thực phẩm giàu chất béo, các nhà khoa học tìm thấy thành phần của nhiều loại kem có chứa từ 10-16% chất béo từ sữa. Chất béo trong sữa chủ yếu là chất béo bão hòa hay còn được gọi là cholesterol. Khi mức độ cholesterol trong máu của bạn quá cao, nó có thể hình thành các mảng bám, các mảng bám này tích tụ trên thành động mạch của bạn và gây cản trở lưu thông máu. Quá trình này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Các nhà khoa học khuyên không nên ăn kem vào buổi sáng sớm, lúc dạ dày trống, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Những người có thể trạng yếu, chức năng tiêu hóa kém, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao… cũng không nên ăn kem vì kem có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, ăn nhiều càng làm tăng tình trạng bệnh.
Nhiều người thường ăn kem ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt. Tuy nhiên, ăn kem lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây viêm họng, cảm lạnh. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị bệnh về họng và răng miệng.
Do đặc thù nên kem được bảo quản ở nhiệt độ trên dưới 0 độ C, trong khi nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C nên khi kem được đưa vào cơ thể, ruột và thành dạ dày sẽ co lại theo phản ứng tự nhiên, khiến cho dịch vị được tiết ra ít hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa. Ăn nhiều kem trong một lúc còn có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Những điều cần lưu ý khi ăn kem
Ngày nay, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị, chất tạo xốp, chất tạo ngọt, phẩm màu... những chất không hề an toàn với trẻ cũng như không tốt cho sức khỏe của người lớn. Khi ăn kem được mua từ các cửa hàng khử trùng thì bạn có thể yên tâm, nhưng bán ở các xe bán hàng rong rất có thể bị nhiễm khuẩn dẫn đến bị bệnh tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc khi ăn.
Đặc biệt, với trẻ em sức đề kháng còn yếu thì nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn.  Nếu kem được làm từ nguồn nước không được đảm bảo chất lượng thì rất dễ nhiễm nhiều kim loại nặng hay thậm chí cả chất độc như Asen (thạch tín) hay Dioxin.
Nếu kem không được bảo quản trong môi trường đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi bị ô nhiễm bởi những vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn… thì khi sử dụng chắc chắn người ăn sẽ nhiễm bệnh. 
Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm bệnh còn xuất phát từ việc chế biến kem. Dụng cụ chế biến tại những cơ sở tự phát hết sức thô sơ, mất vệ sinh, sử dụng nguồn nước bẩn, chưa được xử lý... núp bóng dưới những chiêu thức như sản phẩm nhà làm, cơ sở tư nhân sản xuất theo công nghệ truyền thống. Nếu người tiêu dùng không có kinh nghiệm, không đủ khả năng nhận biết: nhẹ thì ngộ độc cấp tính, nặng có thể biến chứng thành những căn bệnh nguy hại do sử dụng lâu dài.
Do đó, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn kem, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác và thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng các sảm phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Không nên cho trẻ ăn nhiều kem tránh trường hợp viêm họng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, ăn kem lạnh không tốt cho răng của các bé. Thói quen mút của đa số các bé khi ăn kem có thể làm hỏng răng hoặc xói mòn men răng, thậm chí có thể gây ra gãy xương nhỏ trong răng.
Đối với người béo phì, mỡ máu hạn chế ăn kem vì kem chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng.
Không nên ăn kem lúc đói để tránh bị đau dạ dày.
Khi ăm kem có biểu hiện đau bụng, buồn nôn dừng lại và đưa đến cơ sở y tế kiểm tra. 
Minh Tuyết - Theo Tri thức trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm